Hoa vàng cây ngọc, người sum họp, trăng tròn vành. Đêm mười lăm tháng Giêng, nhà nhà thắp đèn. Tuy trời đổ tuyết lất phất, nhưng khắp phố lớn, ngõ nhỏ trong thành Dương Châu vẫn treo đủ các loại đèn. Trước cửa nhà giàu sang còn dựng cổng chào, bên trong bày đèn ca múa.
Văn Thiều Uyển Dương Châu là kỹ viện ca múa nổi danh nhất Giang Nam. Dưới bóng trăng, trước hoa đèn, một tốp thiếu nữ đang múa hát. Người dừng chân đứng xem đông như kiến, trăng lên đến giữa trời mà tiếng tơ trúc vẫn réo rắt không nghỉ, người xem chen lấn, xô đẩy nhau. Riêng mẹ con nhà nọ không chen vào giữa đám đông, mà tìm một gò đất cao cách đó không xa đứng xem.
Người mẹ chưa đầy ba mươi tuổi, vận áo biếc, mặt mũi thanh tú, mắt sáng long lanh; bé trai bảy tám tuổi bên cạnh mặc áo gấm thiên thanh, tay xách một cây đèn tiên ông cưỡi phượng, ánh đèn hắt lên đôi má bé bỏng đỏ hồng, mặt mày như vẽ.
Nữ tử áo xanh mỉm cười xem ca múa, nhưng đứa bé trai lại chẳng có hứng thú, chán nản nghịch chiếc đèn trong tay: "Mẹ ơi, sao cha vẫn chưa tìm thấy kẹo hạnh nhân của con? Mình đi tìm cha đi."
Người mẹ dịu dàng dỗ con, giọng nhẹ nhàng: "Huyền Trạm đợi thêm lát nữa, màn ca múa này khiến mẹ nhớ đến mấy cố nhân nhiều năm trước."
Bé trai chẳng buồn ngẩng lên: " Cố nhân gì chứ, không phải hung thủ giết người thì là nạn nhân bị giết, cha mẹ có người bạn nào còn sống sao?"
Người mẹ phì cười, giơ tay vò tóc con: "Nói bậy! Còn Chu thúc thúc và Vương thúc thúc mà? Cha mẹ chẳng phải vẫn đưa con tới chơi với đám trẻ nhà họ à?"
"Thôi đi, Chu Tiểu Tịch cả ngày ôm đầu lâu chạy lăng xăng với Vương Khải Dương ngựa còn chưa leo lên nổi đã vọng tưởng làm đại tướng quân ấy à?" Huyền Trạm tỏ vẻ khinh bỉ: "Hai thằng nhãi khóc nhè."
"Lúc nhỏ con còn hay khóc nhè hơn." Mẹ thản nhiên châm chọc cậu.
Huyền Trạm ngẩng lên, ấm ức định cãi, nhưng lại trông thấy một bóng người tha thẩn đi đến gần bọn họ như tìm kiếm ai. Là một cô gái chừng hai mươi tuổi, cũng có nhan sắc, tiếc rằng chỉ mặc áo xanh đơn giản, tóc vấn chặt thành một búi, không cài trang sức, cả người trông rất nhạt nhòa.
Thấy cô ta cắm cúi đi đến trước mặt, nữ tử áo lụa biếc liền hỏi: "Nương tử đang tìm cái gì ư?"
Cô gái kia không hề ngẩng lên, chỉ nhíu mày đáp: " Vâng, trâm vàng của tôi rơi mất rồi."
Với dân thường, trâm vàng rất quý giá, lỡ đánh rơi hẳn là to chuyện. Huyền Trạm vội giơ cao cây đèn tiên ông cưỡi phượng trong tay lên, vẻ nhiệt tình: "Tuyết đọng đầy đường, e là khó tìm, để cháu soi cho."
" Ôi, đa tạ, đa tạ". Nữ tử nọ cuối cùng cũng ngẩng lên, thấy hai mẹ con trước mặt tao nhã hơn người, không giống dân thường, vội vàng hành lễ với họ rồi nói: "Vừa nãy tôi và phu quân ở phía trước thả đèn, thoáng thấy trên đầu hơi động, quay ra thì trâm đã mất. Phu quân cũng vô tâm, bắt tôi một mình lần tìm dọc đường về nhà, kết quả về đến nhà vẫn chưa thấy..." Vừa nói, cô ta vừa cùng Huyền Trạm đi đến gốc liễu phía trước gò đất nhỏ.
Nữ tử áo lụa biếc đứng trên gò đất quan sát họ. Ngọn đèn của Huyền Trạm tạo thành một vòng sáng dưới đất, hai người đi đến gốc cây, cô gái kia thường ngồi thụp xuống tìm kiếm, ngay sau đó, một tiếng thét thê thảm vang lên.
Huyền Trạm giơ cao đèn soi vào bóng người nằm dưới gốc cây, rồi quay lại gọi to: "Mẹ ơi, ở đây có người chết!"
Các bổ khoái đi tuần đêm Nguyên tiêu rất đông, vừa khéo có một tốp gần đó, nghe tiếng vội chạy đến. Kẻ ngăn đám đông chỉ chực xúm lại xem cách xa mười bước, kẻ kiểm tra người đàn ông nằm dưới đất, cũng có kẻ cầm sổ sách chạy đến hỏi cô gái kia: "Chàng ấy là Lưu Thành, phu quân của tôi, tôi họ Ngụy, người nhà gọi là Hâm nương..." Cô gái khóc đến hụt hơi, gần như quay mặt đi, "Chẳng lẽ là thợ thủ công, chuyên đánh trang sức, năm ngoái chúng tôi chạy nạn đến Dương Châu, ở cạnh giếng cây hòe. Hôm nay vợ chồng ra ngoài thả đèn, trâm vàng của tôi vô tình rơi mất, tôi phải vòng về tìm, nào ngờ tìm suốt dọc đường về tận nhà cũng không thấy. Tôi lại vòng lại tìm..."
Huyền Trạm xách đèn nép vào bên mẹ, nghe Hâm nương trình bày, lại nhìn các bổ khoái kiểm tra thi thể nam kia. Thi thể là một người đàn ông hai bảy hai tám tuổi, cổ họng bị cắt, máu bắn ra đã bị mưa tuyết lắc rắc che lấp, nằm nghiêng trên mặt tuyết, thân hình cũng phủ một lớp tuyết mỏng, tay nắm chặt một cây trâm vàng.
Trâm vàng được làm theo kiểu dáng từ năm sáu năm trước, bấy giờ rất thịnh hành khắc tên khuê danh nữ tử lên trâm. Chữ khắc phỏng theo thể triện mai hoa, nhìn thì tao nhã, nhưng thợ bạc có vẻ không thạo thể này cho lắm, nét khắc vụng về chỉ miễn cưỡng coi như viết đúng mà thôi. Có điều bộ âm bên trái chữ "Hâm" được khắc gần giống hình tỳ bà, rõ ràng đã tốn không ít tâm tư.
Huyền Trạm ghé tai mẹ nói thầm: " Là chữ "Vận" mẹ ạ."
Người mẹ gật đầu: " Chữ "Vận" và "Hâm" viết bằng thể triện rất giống nhau."
Một bổ khoái trỏ cây trâm trong tay tử thi, hỏi Hàm nương: "Ngươi muốn tìm cây trâm này sao?"
Hâm nương bưng mặt, nước mắt chảy dài theo kẽ tay: " Vâng... Chính là cây trâm này. Rõ ràng đã đánh rơi, tìm khắp nơi không thấy, sao lại ở trong tay chàng được..."
Bổ đầu ngẫm nghĩ giây lát, quan sát dấu vết trên tuyết rồi lại nhìn cây trâm trong tay người chết, kết luận: "Chắc chắn là ngươi giết phu quân."
Hâm nương nghe vậy thì nhũn người ngã phịch xuống đất, lắc đầu quầy quậy, run rẩy biện minh: "Tôi, không phải tôi giết A Thành mà! Chúng tôi thành thân nhiều năm nay, lúc nào cũng thắm thiết..."
Bổ đầu bực dọc cắt lời cô ta: "Vừa rồi lúc chúng ta đến đã thấy rõ rồi. Bấy giờ trên mặt tuyết chỉ có bốn hàng dấu chân, một đi một đến chính là dấu chân của ngươi; hai hàng còn lại đi đến dưới gốc cây, hàng lớn đã bị tuyết lấp một nửa, là của phu quân ngươi, còn hàng nhỏ là của đứa bé này. Tuyết rơi hai canh giờ rồi mà thi thể phu quân ngươi còn ấm, cũng tức là hắn ta mới chết, trừ ba người các ngươi, làm gì có ai đi đến dưới gốc cây. Đứa bé này vừa theo ngươi đến, dĩ nhiên không phải hung thủ, vậy khả năng duy nhất là ngươi giết người.” Một bổ khoái bên cạnh cũng góp lời: "Nếu hung thủ không phải là ngươi, tại sao phu quân của ngươi lại nắm cây trâm của ngươi trong tay?"
"Oan quá, tôi... tôi không giết người!" Hâm nương mặt mũi xám ngoét, nhưng chỉ biết lắc đầu quầy quậy, không phân bua được câu nào.
"Dẫn đi." Bổ đầu vung tay, các bổ khoái thành thạo cầm xích sắt tới toan xích lại.
Huyền Trạm thấy họ thô bạo lôi Hâm nương dậy, không để cô kịp phân trần câu nào đã định bắt đi, bất giác nhíu mày, rồi nhìn sang cây trâm vàng trong tay thi thế, kéo kéo tay áo mẹ.
Nữ tử áo lụa biếc vỗ đầu cậu, cao giọng hỏi bổ đầu: "Đại ca à, tôi cho rằng nương tử đây không phải hung thủ đâu, chẳng hay các vị có thời gian nghe tôi trình bày cách nhìn của mình không?"
Bổ đầu liếc người mẹ, vẻ khinh bỉ: "Đàn bà biết gì, đừng cản trở việc công."
Thấy hắn coi thường mình, người mẹ chỉ cười, rút một lệnh bài ra: "Người phủ Quỳ vương, xin các vị giúp cho."
Bổ đầu sững người, nhìn lệnh bài thếp vàng nạm bạc, rõ ràng là làm theo sắc chỉ nhà vua, vội vàng cùng các bổ khoái hành lễ, giọng hơi run rẩy: "Quỳ vương nổi danh thiên hạ, tại hạ ngưỡng mộ đã lâu! Nghe nói nhiều năm trước vương gia đã dắt vương phi rời kinh du ngoạn, thỉnh thoảng mới nghe vài sự tích lưu lại, đều cách Dương Châu rất xa... Lần này vương gia đến Dương Châu rồi ư?"
Người kia cũng đáp lễ: "Vương gia không ở đây, tôi đến Dương Châu có chút việc thôi." Bổ đầu lại hỏi: "Nghe nói năm xưa vương phi cũng từng phá hàng loạt kỳ án, chúng tôi vẫn ngưỡng mộ không thôi. Nương tử là người bên cạnh vương phi hay sao? Thấy vụ án này thế nào?"
"Tôi chỉ nghĩ, nếu đúng là do Hâm nương gây ra, tại sao trong khoảng thời gian ngắn ngủi, cô ta đã đi rồi còn vòng lại, dẫn lửa đốt mình?" Người mẹ tránh câu hỏi về thân phận, cất lệnh bài đi rồi nhìn sang thi thể dưới gốc cây. "Dấu chân trên tuyết đã bị vùi lấp quá nửa, cô ta rõ ràng có thể đứng từ chỗ tôi nhìn sang, nói rằng phu quân mình không đứng dưới gốc cây rồi bỏ đi. Đợi thêm lát nữa, tất cả dấu chân bị tuyết lấp hết, thời gian tử vong của nạn nhân cũng khó mà xác định mới quay lại, tới lúc đó chẳng ai biết được khi chồng cô ta chết có ai đến gần không, vụ này sẽ rất dễ bị quy vào án giết người cướp của, không phải sao?"
Bổ đầu gật đầu, nhưng vẫn cố chống chế: "Có những phạm nhân ngu ngốc như vậy đó, cũng chẳng phải chưa thấy bao giờ..."
"Tôi mạn phép hỏi cô ta mấy câu nhé." Nữ tử áo lụa biếc nói rồi đến đỡ Hâm nương dậy, vén lại dùm mớ tóc rối trước trán, khẽ hỏi: "Vận nương là ai?"
Mặt Hâm nương đang trắng bệch, giờ lại xám ngắt đi: "Cô... sao cô lại biết Vận nương?"
"Cô muốn rửa oan thì kể rõ cho tôi nghe đi."
"Nhưng... cuối năm ngoái chúng tôi mới rời quê đến Dương Châu, sao cô lại biết Vận nương..."
Nữ tử áo lụa biếc chỉ nhìn cô ta, vẻ dịu dàng mà kiên quyết. Hâm nương tần ngần, cuối cùng mới run rẩy hé môi, lẩm bẩm: "Vận nương và tôi ra đời cùng một lúc, cùng được bế đến xin tộc trưởng đặt tên. Chúng tôi là người cùng thôn, đều họ Ngụy, cũng có họ hàng xa... Năm chúng tôi chừng năm sáu tuổi, mẹ Vận nương đón đứa cháu họ xa mồ côi A Thành về nhà, còn để A Thành và Vận nương đính hôn từ bé, thế nên... tuy ba người chúng tôi luôn chơi cùng nhau, nhưng giữa hai người họ, lúc nào cũng khác..."
Nữ tử áo lục biết cụp mi, bình thản "ừm" một tiếng: "Có điều, về sau cô lại được gả cho A Thành."
"Vâng... Đáng lẽ A Thành kết hôn với Vận nương. Tôi cũng có chồng chưa cưới mới gặp mặt vài lần, nên cả tôi và Vận nương chuẩn bị đồ cưới cùng lúc. Về sau A Thành đến tiệm vàng trong thành học nghề, nhà tôi và nhà Vận nương nhờ A Thành đánh hai cây trâm giống hệt nhau, bên trên khắc tên hai chúng tôi." Hàm nương thẫn thờ nhìn cây trâm vàng trong tay phu quân, vẻ mặt héo hắt vì buồn bã: "Tuy kiểu dáng này không thịnh hành nữa, nhưng bấy giờ đôi trâm ấy là nhất ở thôn chúng tôi đấy, hai chúng tôi hết sức nâng niu. Kể cả bây giờ, tôi vẫn cất kỹ trong hộp nữ trang, chỉ những khi tết nhất mới dám cài..."
Huyền Trạm không hiểu được những chuyện này, chớp chớp mắt vẻ buồn chán, nhưng thấy mẹ chăm chú lắng nghe, cậu cũng giơ cao đèn, lặng yên nghe Hâm nương kể lể.
"Dạo ấy tôi và Vận nương đều bận may áo cưới, nên sau khi lấy trâm cũng không gặp mặt... Ai ngờ gần đến ngày cưới thì Vận nương nhận được tin bà ngoại bị đau chân, muốn cô ấy đến thăm một lúc trước khi về nhà chồng. Kết quả, trên đường đến thôn nhà bà ngoại, đường núi hiểm trở, trời lại vừa mưa to mấy hôm, bùn lầy trơn trợt, Vận nương bị hụt chân... thế là..." Hâm nương bưng mặt, cơ hồ không kể tiếp được.
Huyền Trạm tròn mắt kinh ngạc.
Kể chuyện từ rất lâu, song Hâm nương vẫn đau như xé ruột, đấm ngực lẩm bẩm: "Sau khi Vận nương qua đời, A Thành nằm phục trên mộ, không ăn không ngủ, chỉ muốn đi theo cô ấy. Tôi đi ngủ thì mơ thấy Vận nương về, cô ấy nói hai ta tình như chị em, giờ tôi không thể chăm lo cho A Thành nữa, phiền cô chăm sóc huynh ấy giùm. Suốt mấy ngày cứ mơ cùng một giấc mơ như thế, tôi cũng chẳng biết làm sao, đành nói lại với cha mẹ, để tôi thay Vận nương cưới A Thành. Người trong tộc đều thương xót Vận nương và A Thành, thế là tôi được gả cho A Thành..."
Mọi người xung quanh nghe Hâm nương kể đều âm thầm thở dài. Song nữ tử áo lụa biếc lại hỏi: "Tìm được thi thể Vận nương không?"
Hâm nương gật đầu: "Tìm thấy ngay hôm đó dưới thung lũng rồi... máu thịt bê bết cả..."
"Cây trâm của cô ấy thì sao?"
"Vật nhỏ như vậy rơi xuống núi thì làm sao tìm được nữa?" Hàm nương ôm mặt khóc nức lên.
"Vậy chồng chưa cưới của cô làm thế nào?"
"Em gái tôi được gả cho người ấy, giờ... gia đình họ cũng rất hạnh phúc... Tôi và A Thành, vốn dĩ cũng hạnh phúc như vậy..."
Nữ tử áo lụa biếc quay sang nhìn thi thể Lưu Thành nằm đó, lạnh nhạt nói: "Hạnh phúc ư? Có lẽ cô rất hạnh phúc, nhưng người Lưu Thành yêu không phải là cô, dù cô trăm phương ngàn kế, thậm chí không tiếc tay sát hại Vận nương tình như chị em với mình, cũng không giành được tình cảm của Lưu Thành."
Thấy người kia đột ngột đổi giọng lạnh nhạt, Hâm nương rùng mình, co rúm lại: "Cô... cô nói bậy! Tôi sao có thể giết... giết Vận nương được? Cô... đến Vận nương là ai còn chẳng biết, đừng nói linh tinh nữa..."
Các bổ khoái ngơ ngác nhìn nữ tử áo lụa biếc. Vừa rồi khi họ cho rằng Hâm nương giết chồng, chính nữ tử này đã lên tiếng chất vấn, song giờ chỉ dựa vào mấy câu nói, lại xác định Hâm nương đã giết người, hơn nữa còn giết một người đã chết từ lâu.
Mọi người nín lặng nhìn nhau, không ai hiểu gì cả.
Chỉ nghe nữ tử áo lụa biếc nói tiếp: "Cô có biết vì sao phu quân mình lại đột ngột chết ở đây không? Vì hắn đã phát hiện ra nguyên nhân cái chết của Vận nương. Có lẽ hắn trước sau vẫn chỉ yêu Vận nương; có lẽ hắn không dám tin người đầu gối tay ấp với mình lại là hung thủ giết người; cũng có thể hắn và cô sống rất hạnh phúc nên không đủ dũng khí ra tay trực tiếp với cô. Thế nên hắn nắm chặt cây trâm của cô trong tay, như vậy dù hắn đi theo Vận nương, quan phủ cũng sẽ xử tội cô, coi như báo thù cho Vận nương."
Mắt Hâm nương vằn đầy tia máu, như điên như dại, trông cực kỳ đáng sợ: "Cô nói bậy! Chúng tôi hạnh phúc như thế, mấy năm nay A Thành dần dần không nhắc đến Vận nương nữa, sao chàng có thể... cho rằng tôi giết Vận nương được?"
"A Thành sực hiểu ra, có thể là từ một hành động, một câu nói, cũng có thể chính vì cây trâm vàng hắn làm được cô cất giữ trong hộp nữ trang..." Nữ tử áo lụa biếc trỏ cây trâm, "Cô nói, thường ngày tiếc không dám cài, vậy chắc hẳn đến tết nhất sẽ cài nó lên? Tôi nghĩ có lẽ vào dịp Tết năm nay, phu quân cô nhìn kỹ cây trâm mình tự tay làm ra, đã hiểu ra tất cả..."
Hâm nương run bắn người lên, nhìn trừng trừng cây trâm trong tay A Thành, không thốt nổi lời nào.
Nữ tử áo lụa biếc đi đến bên thi thể cầm cây tram lên, chậm rãi nói: "Cô kể rằng Vận nương đi đến nhà bà ngoại một mình, rồi bị ngã trên đường núi, là nói dối đúng không? Bởi vì lúc ấy, bên cạnh cô ta nhất định còn một người khác, kẻ đó chính là cô."
Huyền Trạm xách đèn lồng, miệng há to, mắt sáng rực nhìn mẹ. Các bổ khoái cũng quên cả bàn tán, chỉ nhìn chằm chằm vào cây trâm, chăm chú nghe người nọ phân tích.
"Trang sức vàng là món đồ cưới quý giá nhất, bà ngoại Vận nương muốn gặp cháu một lần trước khi về nhà chồng, hiển nhiên cô ta sẽ đem cây trâm chồng chưa cưới đánh cho mình đến khoe với bà. Có lẽ cô đã đuổi kịp cô ta trên con đường núi gập ghềnh hiểm trở ấy. Có điều tôi đoán cô không đẩy Vận nương xuống ngay, mà đôi bên còn đánh nhau một trận. Trong lúc cấu xé, hai cây trâm vàng đều rơi ra, trâm của cô theo Vận nương rơi xuống vực, còn trâm của cô ta lại rơi trên mặt đất, bị cô nhận lầm là trâm của mình, ai bảo tên hai người viết giống nhau như vậy, thể chữ triện hoa mai này cũng rất khó phân biệt nữa..."
Nói đoạn, người nọ giơ cây trâm ra trước mặt Hâm nương: "Chắc cô không biết chữ, càng không đọc được thể triện hoa mai. Song người đã học chỉ cần thoáng nhìn là nhận ra ngay, đây không phải chữ ‘Hâm’ tên cô mà là chữ ‘Vận’ trong tên Vận nương. Chữ khắc trên trâm nhỏ thế này, trông lại rất giống nhau, người biết đọc chữ triện hoa mai không nhiều, ngay phu quân cô cũng phải rất lâu về sau mới nhìn rõ... Thì ra, đây là cây trâm của Vận nương."
"Cô từng kể, từ khi bắt đầu may áo cưới, cô và Vận nương không gặp nhau nữa, vậy cây trâm của người quá cố rơi vào tay cô từ lúc nào?" Người nọ nhìn Hâm nương, giọng bình thản: "Hai người từ nhỏ lớn lên bên nhau, lúc sắp lấy chồng hẳn phải lưu luyến lắm, sao lại không gặp nhau nữa? Chắc hẳn lúc đó đôi bên vì A Thành đã ngấm ngầm xảy ra tranh chấp. Nhưng dù giành được chồng chưa cưới của bạn thân, cô cũng chỉ phá hỏng cuộc đời của cả ba người mà thôi."
Hâm nương siết chặt cây trâm, mũi trâm đâm sâu vào lòng bàn tay cũng không có cảm giác, cứ đờ đẫn ngồi đó bất động.
"Tôi chỉ không hiểu tại sao lúc đi tìm Vận nương, cô lại cài cây trâm của mình? Đáng lẽ cô không nên mang trâm theo, bằng không cũng chẳng bị lẫn..."
"Tôi... tôi vốn không định giết Vận nương, lúc đuổi kịp cô ấy trên đường núi, chỉ muốn xin cô ấy san sẻ A Thành cho tôi một chút, dù... dù tôi làm bé cũng được..." Hàm nương nghẹn ngào, "Tôi đem trâm của mình theo, định nói rằng chúng tôi có thể giống như vậy, cùng nhau lớn lên, ngay cả đồ cưới cũng giống nhau. Nếu cô ấy không muốn nhường cho tôi, thì hai chúng tôi có thể cùng lấy một người, không phải cũng giống thế sao..."
Nữ tử áo lụa biếc thở dài khẽ đáp: "Không giống."
Hâm nương ôm ngực, tắc nghẹn, đau thắt, tiếng nức nở cũng bặt dần. Cây trâm vàng đã cắm vào tim cô ta.
"Cô nói đúng... không giống nhau. Cô ấy... khăng khăng từ chối tôi. Đôi bên giằng co, không ngờ đường núi đã bị mưa xói mòn dẫn đến... sụt lở. Cô ấy bị hụt chân..."
Các bổ khoái đổ xô đến, giằng tay Hâm nương ra, nhưng tim đã bị đâm thủng, rõ ràng lành ít dữ nhiều. Hâm nương trừng trừng nhìn nữ tử áo lụa biếc trước mặt, dường như muốn hỏi điều gì đó, nhưng cuối cùng vẫn ngã xuống.
Hai cái xác, một vụ náo loạn. Đôi vợ chồng được các bổ khoái khiêng đến đặt cùng một chỗ, đầu sát đầu, vai kề vai, nếu không nhìn vết thương thì thực giống như đang tựa vào nhau.
Nữ tử áo lụa biếc thở dài, dắt tay con trai xoay người bỏ đi.
Huyền Trạm vẫn xách chiếc đèn lồng, ngọn nến ngắn ngủn bên trong đã sắp chảy cạn. Dưới ánh nến, cậu quay lại nhìn đám người dưới gốc cây, sực nhớ ra một chuyện liền hỏi: "Mẹ ơi, còn một vấn đề mẹ chưa giải thích." Mẹ chớp mắt cúi đầu nhìn cậu.
"Mẹ nói chồng cô ta tự vẫn, nhưng bên cạnh thi thể không có hung khí, ông ta làm sao tự sát được?"
"Nếu có hung khí chẳng phải sẽ bị phát hiện là tự sát ư? Hung khí ắt phải dấu đi rồi."
Huyền Trạm vội túm tay mẹ hỏi dồn: "Giấu ở đâu cơ? Sao con không thấy?"
"Dĩ nhiên con không thấy được rồi. Con quên rồi à? Hàm nương nói mình cùng phu quân thả đèn dưới gốc cây, nhưng lúc chúng ta đến chỉ thấy chỗ đó tối om, đèn ở đâu?"
"Ở đâu nhỉ?" Huyền Trạm nghi hoặc ngẫm nghĩ, thấy mẹ ngẩng đầu nhìn trời, cậu cũng ngước lên nhìn theo.
Giữa bầu trời lắc rắc mưa tuyết, lấp lánh từng đốm sáng, từng đốm sáng. Đó là đèn trời mọi người thả, đang bay lên chín tầng trời cao vút.
"Lưu Thành là thợ bạc, làm một lưỡi dao thật mỏng thật nhẹ, chắc chẳng khó khăn gì." Nghe mẹ nói vậy, Huyền Trạm mở to mắt nhìn những đốm sáng lung linh dần dần tan biến giữa nền trời.
Đột nhiên, mưa tuyết lất phất cùng những ngọn đèn trời lơ lửng trên cao đều bị một tán ô che lấp. Cậu trông thấy gương mặt tươi cười của cha đang cúi xuống nhìn mình.
Mẹ mỉm cười cầm lấy chiếc ô từ tay cha, giơ lên cao che.
Còn cha bế bổng Huyền Trạm lên, hà hơi sưởi ấm cho bàn tay nhỏ lạnh cóng.
Cả nhà ba người đi thẳng về phía ánh đèn rực rỡ. Huyền Trạm dựa vào lòng cha, thì thào: "Cha ơi, con phải mách với cha việc này, hôm nay mẹ lại quản chuyện không đâu rồi."
" Ừm, thế cũng tốt. Hễ chỗ nào có án mạng là có mẹ con, cha cũng dễ tìm hai mẹ con."
"Cha ơi, hôm nay mẹ rất lợi hại nhé, chỉ hỏi mấy câu đã phá được hai vụ án mạng, một vụ hôm nay, một vụ từ mấy năm trước."
"Mẹ con vẫn lợi hại mà, lẽ nào Huyền Trạm không biết?"
"Con cũng rất lợi hại, nhìn qua là nhận ra ngay chữ triện hoa mai cha dạy. Nên nếu không có con, vụ án hôm nay không phá được đâu!"
"Ồ? Xem ra Huyền Trạm lợi hại hơn cả mẹ rồi, mẹ con mười hai tuổi mới nổi tiếng, còn Huyền Trạm năm nay chỉ tám tuổi thôi."
"Dĩ nhiên rồi! Sau này, cả thiên hạ đều sẽ biết tên con – Lý Huyền Trạm!"
-Hoàn-
Tiên nữ bay xa, pháo hoa cũng tắt lịm, nhưng màn kế tiếp sau đó còn rực rỡ hơn, như sao sáng đầy trời, hào quang xoay chuyển khiến cô hoa mắt, song chỉ nháy mắt tất cả đã thu lại, hóa thành một vầng trăng sáng. Trăng khuyết trăng tròn, rồi lại tan ra, biến thành từng đốm trắng lung linh như tuyết rơi lả tả. Mỗi bông tuyết thoắt chốc lại biến thành cánh bướm, vô vàn cánh bướm lấp lánh chói mắt dập dờn trên mặt hồ, rồi biến thành sao sáng đầy trời, tẳn đi tan tác.
Giữa màn pháo hoa lạ lùng mà hoa lệ, Lý Thư Bạch ngoái lại nhìn Hoàng Tử Hà, thấy cô đang mở to mắt háo hức ngắm cảnh tượng huyền ảo trước mặt. Pháo hoa biến ảo, khiến sắc màu hắt lên gương mặt cô cũng biến đổi theo, như có ráng hồng bao phủ, tím lợt, hồng phai, lục nhạt, vàng phớt...
Đôi mắt sáng long lanh của cô in bóng cả thế giới biến ảo, màn pháo hoa lộng lẫy phản chiếu trong mắt cô còn khiến người ta phải sững sờ hơn.
Có lẽ chính y cũng không nhận ra khóe môi mình đã cong lên tươi tắn đến vậy, chỉ biết mê mải ngắm cô, ngắm ánh sáng chảy qua hàng mi cô như nước, thỉnh thoảng cô lại chớp chớp đôi mi, khiến y thấy như có đôi cánh chuồn đập trong lồng ngực, đùa giỡn trái tim mình.
Cô ngắm pháo hoa, còn y ngắm cô.
Hoa mỹ trong nháy mắt, rồi màn pháo hoa rực rỡ mà kỳ diệu cũng lụi tàn, băng mỏng sen tàn trên hồ đã lấy lại vẻ tĩnh lặng ban đầu.
Hoàng Tử Hà ôm lồng ấp dựa vào lan can, dường như vẫn đang chìm đắm trong màn pháo hoa, mãi chưa định thần lại được.
Cô đành theo y lên cầu quay về, không quên lưu luyến ngoái nhìn những mảng lưới tơ còn sót lại, thầm đếm xem rốt cuộc phải giăng bao nhiêu lớp lưới mới tạo ra được khoảnh khắc mỹ lệ đến kinh tâm động phách như thế.
Đi đến đầu cầu, đột nhiên cô "ồ" lên một tiếng rồi dừng bước.
Thấy cô đứng sững trước gió, nhìn chăm chăm vào hư vô, Lý Thư Bạch cuống lên hỏi: "Sao vậy?" Hoàng Tử Hà giơ tay ngăn y lại, khẽ đáp: "Để tôi nghĩ một lát..."
Y bèn đứng bên cạnh đợi.
Gió đêm gào rít, sao sáng đầy trời, vô cùng xán lạn. Phường Vĩnh Gia là nơi tập trung nhiều nhà vương công quý tộc, đêm nay giao thừa, nhà nhà đều mở tiệc ca múa, tiếng ca dìu dặt lúc gần lúc xa.
Hơi nóng của pháo hoa khiến lớp băng mỏng trên mặt hồ nứt ra, thỉnh thoảng lại nghe tiếng lách tách.
Hoàng Tử Hà đứng ngây ra, cảm giác như cả bầu trời sao bỗng đổ ập xuống mình như vô vàn bông tuyết trắng xóa, chân tướng quá mức khủng khiếp đè xuống cô như trời long đất lở, khiến cô gần như không chịu được nổi, cả người run bắn lên.
Thấy gió rét thấu xương, Lý Thư Bạch bèn nắm tay Hoàng Tử Hà, dắt cô đang run lên vì hoảng loạn đi thẳng đến gác Ngữ Băng cách đó không xa, khép cửa lại, khơi lò lửa to lên, để cô ngồi xuống bên cạnh.
"Vừa rồi... hình như tôi vừa nghĩ ra chuyện gì đó." Hoàng Tử Hà cuối cùng cũng định thần lại, vỗ trán tiếp, "Về việc Ngạc vương gieo mình từ gác Tường Loan, hình như trong một thoáng, tôi vừa nắm bắt được cái gì đó."
"Đừng nôn nóng, chúng ta cùng xem xét lại xem." Lý Thư Bạch bê một chiếc ghế đến ngồi xuống cạnh cô, "Nhân cái gì mà cô nghĩ đến việc đó? Hồ sen ư?"
Hoàng Tử Hà lắc đầu, nhíu mày.
Lý Thư Bạch nghĩ ngợi rồi hỏi tiếp: "Hay là pháo hoa?"
"Đúng rồi... chính là pháo hoa!" Cô khẩn thiết tóm lấy tay áo y: "Vừa rồi gia nói, vì chúng ta nhìn từ chính diện, không thấy được trước sau, nên không biết pháo hoa hình tiên nữ kia là do bảy tấm lưới lần lượt cháy từ trước ra sau, cứ ngỡ là một tấm lưới cháy đến bảy lần, còn tưởng là tiên nữ thay đổi tư thế..."
Giọng cô đầy kích động, gương mặt cũng lộ vẻ nghi hoặc pha bối rối: "Dường như tôi đã biết, song lại không biết là cái gì... Nhưng, nhưng không thấy được trước sau, nhất định là mấu chốt của vụ này!"
Lý Thư Bạch cũng sững sờ, rồi như sực hiểu ra, cuống quýt nắm chặt tay cô hỏi: "Ý cô là bấy giờ những gì chúng ta chứng kiến cũng là ảo ảnh được ngụy tạo ra, giống như trận pháo hoa hôm nay ư? Thất đệ... chưa chết à?"
Hoàng Tử Hà gật đầu: "Tôi không dám khẳng định, nhưng có lẽ Ngạc vương chỉ lợi dụng địa thế của hai gác Tường Loan, Tê Phượng, hoặc lợi dụng ảo giác của mắt chúng ta để diễn vở kịch giả chết thành tiên thôi?"
Lý Thư Bạch mím môi trầm tư hồi lâu mới nói: "Vậy thì đệ ấy đốt bỏ tất cả những thứ ta tặng ngay trước mặt mọi người, nhất định cũng có lý do riêng. Bằng không đệ ấy cứ đốt trước linh vị Trần thái phi cũng được mà."
Hoàng Tử Hà gật đầu: "Đúng vậy! Nhất định đây cũng là một điểm mấu chốt liên quan tới việc Ngạc vương biến mất ngay trước mặt chúng ta."
Lý Thư Bạch thở hắt ra, ngã người dựa vào lưng ghế. Y vẫn nắm tay cô, chẳng biết là quên buông ra, hay cần cô dìu đỡ để biết mình không nằm mộng: "Thất đệ vẫn còn sống... Thất đệ không chết, mà vẫn còn sống ư?"
Cảm giác được bàn tay đang nắm tay mình run lên, Hoàng Tử Hà bất giác lại xót xa. Cô biết Lý Thư Bạch và Lý Nhuận rất thân thiết, giờ biết Lý Nhuận vẫn còn sống, đương nhiên y vô cùng kích động. Nhưng Lý Nhuận bày mưu tính kế như thế, còn đổ lên đầu Lý Thư Bạch tội danh kinh thế hãi tục kia, rốt cuộc là vì sao?
Bất luận thế nào, chỉ cần Ngạc vương Lý Nhuận còn sống, họ sẽ có cách tìm được y, vạch trần chân tướng, tìm ra căn nguyên mọi chuyện.
"Trời lạnh lẽo lại mưa tuyết thế này, chẳng biết Thất đệ có đang dầm sương dãi tuyết bôn ba hay không. Nhưng ta nghĩ, nhiều khả năng đệ ấy vẫn còn ở Trường An, hoặc quanh quẩn vùng ngoại ô." Lý Thư Bạch giơ tay bóp trán, cảm giác được huyệt thái dương đang rần rật vì xúc động, khiến tâm trí xưa nay vốn bình thản của y dường như cũng bị ảnh hưởng, không thể tĩnh tâm suy nghĩ được.
Hoàng Tử Hà gật đầu: "Giờ đã khẳng định được Ngạc vương còn tại thế, có lẽ chúng ta có thể điều tra một chút. Nếu tìm thấy tung tích, Ngạc vương, tin rằng gia sẽ rửa sạch tiếng oan, tháo gỡ cục diện hiện giờ."
"Ừm, chúng ta phải chú trọng những chùa chiền ngoài ngoại ô. Tuy giờ ta đã thành kẻ nhàn tản, nhưng vẫn nắm dăm ba toán nhân mã, không thiếu người sai sử." Nói rồi, dường như cảm thấy mình đã nắm tay cô quá chặt, y nhẹ nhàng buông ra, vẻ xúc động và ủ dột cũng tan biến. Dịu dàng xoa bàn tay bị siết đến trắng bệt của cô, y chậm rãi tiếp: "Ta phải chính miệng hỏi Thất đệ nguyên do."
Sáng mồng một Tết, trăm họ trong thành Trường An lũ lượt trở dậy kéo đến chùa miếu dâng hương. Ai cũng muốn giành được nén hương đầu tiên của năm mới trước bệ Phật, cũng tức là "hương đầu" đại cát. Có điều hương đầu tại các chùa miếu lớn thường đã có đại quan quý nhân đặt trước, dân thường có đợi cả đêm cũng chẳng đến lượt, nên họ chỉ lũ lượt kéo đến dâng hương buổi sáng mà thôi.
Tối qua Hoàng Tử Hà đến phủ Quỳ xem pháo hoa, lại cùng Lý Thư Bạch trò chuyện hồi lâu, tới khi về nhà ở phường Vĩnh Xương thì đã quá nữa đêm. Chưa ngủ được bao lâu, đã nghe bên ngoài có tiếng đập cửa rầm rầm: "Sùng Cổ, Sùng Cổ, Sùng Cổ! Dậy đi, dậy đi, dậy đi!"
Dưới gầm trời này chỉ có duy nhất một kẻ như vậy, cô cũng hết cách, đành mơ màng đáp lời, bảo gã vào phòng ngoài đợi, rồi ép mình trở dậy mặc quần áo.
Rửa mặt chải đầu xong xuôi, cô bước ra đại sảnh thì thấy Chu Tử Tần đang ngồi đó ăn vận rực rỡ huy hoàng, khiến người ta không dám nhìn thẳng. Áo đỏ chói, đeo hoa tím biếc, thắt lưng vàng chóe, bất kể món nào cũng chói lọi hoa cả mắt.
Cô đành che mắt ngồi xuống chiếc ghế đối diện: "Hôm nay mồng một Tết... công tử mặc gì, tôi cũng sẽ chịu đựng."
"Không đẹp à? Rất tươi tắn mà, mẹ ta nói tháng Giêng phải mặc những màu tươi sáng mới tốt." Nói rồi, gã lấy một phong bao ra đưa cho cô: "Chúc mừng năm mới, chúc Sùng Cổ đại cát đại lợi."
"Đa tạ đa tạ, đại cát đại lợi, tặng công tử này." Cô cũng đưa phong bao đã chuẩn bị sẵn đưa cho gã.
"Ô, lá vàng cơ à, không ngờ Sùng Cổ rộng rãi thế đấy." Chu Tử Tần bóc phong bao, hí hửng.
Hoàng Tử Hà nhòm vào phong bao gã đưa, thấy bên trong là hai đồng vàng cát tường, thì câm nín đút vào tay áo: "Rõ ràng so với công tử tôi chỉ là khố rách áo ôm."
"Hê hê, khố rách áo ôm đi nào, hôm nay ta sẽ bao tiền nhang đèn." Chu Tử Tần hào sảng vỗ ngực.
Hoàng Tử Hà ngạc nhiên hỏi: "Tiền nhang đèn là cái gì thế?"
"Hả, mồng một Tết dĩ nhiên phải đi chùa thắp hương, Sùng Cổ đi thắp hương nhẽ nào không mua hương mua nến?"
"...Ai bảo tôi định đi chùa?"
"Không ra ngoài đi chơi thì làm gì? Ngày Tết ngày nhất cứ ru rú trong nhà buồn lắm, theo ta ra ngoài đi." Đoạn Chu Tử Tần luôn miệng giục giã cô ăn cho xong bữa sáng rồi phăm phăm kéo cô đi thẳng đến các chùa miếu lân cận.
Chùa miếu hôm nay đều đông nghẹt người, khiến Hoàng Tử Hà và Chu Tử Tần lại nhớ đến vụ chen lấn ở chùa Tiến Phúc ngày trước. May sao lần này người trong kinh phân tán đến nhiều chùa chứ không tập trung một nơi, nên không tới nỗi giẫm đạp lên nhau.
Cầm hương đứng ngoài cửa đại điện, không chen nổi vào trong, cả hai đành nhìn nhau bất lực. Chu Tử Tần hỏi: "Hay là sang chùa An Quốc bên cạnh dâng hương vậy?"
"Tin tôi đi, hôm nay tất cả chùa miếu ở Trường An đều như thế này thôi." Hoàng Tử Hà chẳng buồn để lại cho gã một cơ hội may mắn nào.
Chu Tử Tần thở dài, quăng ngay nén hương trong tay vào lò hương đặt giữa giếng trời, rồi quay ngoắt người chen ra cửa: "Đi thôi đi thôi." Dọc đường họ chen ra, gần như tất cả mọi người đều say sưa bàn tán về cốt Phật sắp được rước vào chùa Pháp Môn.
"Khi nào cốt Phật vào kinh, cả nhà già trẻ chúng tôi nhất định phải tới tháp Phật cuối cùng để đón mới được! Chỗ đó cũng gần ngoại ô nhỉ?"
"Đúng vậy, vốn dĩ nghe nói định xây một trăm hai mươi tòa tháp, người đi nghênh đón còn nhiều hơn, nhưng Quỳ vương đã âm thầm gây áp lực từ bên trong, giảm xuống còn bảy mươi hai tòa, nên tòa cuối cùng cách kinh thành đến ba chục dặm."
"Đừng nói ba chục, dù ba trăm dặm tôi cũng phải đi!"
"Quỳ vương thực sự đã bị Bàng Huân nhập xác nên sợ cốt Phật vào kinh ư? Bằng không sao tự dưng đòi giảm số tháp đi? Liên quan gì đến Quỳ vương chứ?"
Hoàng Tử Hà nghe thấy, chỉ nhíu mày, song Chu Tử Tần đã trỏ kẻ đó la lên: "Này, ngươi nói gì hả..."
Hoàng Tử Hà vội kéo gã lại nói nhỏ: "Kệ bọn họ!" Chu Tử Tần tức tối giũ tay áo, gườm gườm nhìn mấy người nọ.
Xung quanh ồn ào như chợ vỡ, đám người kia rõ ràng không hề để ý đến Chu Tử Tần, vẫn tiếp tục bàn tán: "Ai mà biết được... Nghe nói Quỳ vương một mực ngăn trở việc xây tháp, may mà thánh thượng kiên quyết nên mới xây được bấy nhiêu."
"Nghe nói Quỳ vương quả thật đã bị ma quỷ hớp hồn, rắp tâm làm điên đảo thiên hạ! Hôm Đông chí, rõ ràng Ngạc vương bị Quỳ vương uy hiếp nên mới nhảy lầu tự vẫn!"
"Phải phải, tôi cũng nghe loáng thoáng! Ngạc vương xả thân vì giang sơn xã tắc, cảm động trời đất nên thể xác đã bay lên không, tất cả những người trong cung Đại Minh bấy giờ đều tận mắt chứng kiến! Họ còn quỳ sụp xuống tiễn Ngạc vương lên tiên!"
"Đúng đúng, tôi cũng nghe nói thế! Chuyện này nhất định là thật, không chệch đi đâu được! Cháu bà bác ruột ông dượng thứ ba của tôi là Ngự Lâm quân trong cung, bấy giờ ở ngay dưới gác Tường Loan, chính mắt trông thấy!"
"Tôi cũng nghe nói! Nhưng có nhẽ đâu thế, Quỳ vương quét sạch Từ Châu, dẹp yên Nam Chiếu, đánh đuổi Sa Đà, xã tắc Đại Đường có ngày hôm nay, Quỳ vương có công rất lớn, lẽ nào lại... ủ mưu làm loạn suốt bấy nhiêu năm ư?"
"Nghe nói năm xưa Quỳ vương ở Từ Châu đã bị oan hồn Bàng Huân nguyền rủa. Giờ lời nguyền dần dần ứng nghiệm, Quỳ vương đã đánh mất lý trí, bị oan hồn nhập xác, tuy bề ngoài là Quỳ vương, song bên trong là hồn ma Bàng Huân, rắp tâm lật đổ thiên hạ Đại Đường."
Người bên cạnh vội hạ giọng ngắt lời: "Muốn chết à, những lời này mà cũng dám nói ra?"
"Có gì không dám? Lẽ nào các người không nghe nói ư? Chuyện này cả kinh thành đang xôn xao bàn tán, ai mà chẳng biết! Quỳ vương hiện giờ đã bị cách tất cả chức vụ, chứng tỏ hoàng thượng cũng nhận ra tâm địa lang sói của hắn, đúng chưa nào?" Kẻ nọ tuy vẫn cứng miệng cãi cố, song cũng không dám nói tiếp nữa.
Chu Tử Tần trừng trừng nhìn đám người nọ, thì thào: "Làm sao đây...Sao tin đồn nhảm nhí này càng ngày càng lan rộng thế?"
Hoàng Tử Hà vội túm tay áo kéo gã đi. Đám người đằng sau đã chuyển chủ đề, tiếp tục bàn tán về chuyện rước cốt Phật: "Nghe nói dọc đường cốt Phật vào kinh, đã có vô số người bái lạy. Đúng là phép Phật nhiệm màu, có kẻ còn cầm đuốc đi hộ tống suốt nửa ngày, sau khi bó đuốc cành thông cháy hết, trên tay cũng dính đầy nhựa thông, cả cánh tay cháy phừng phừng, song y không hề thấy đau rát, vẫn giơ cánh tay phải cháy rừng rực dẫn đường cho cốt Phật đi một đoạn dài!"
"Đúng là thành tâm! Nhất định người đó sẽ đắc đạo, được Đức Phật đón lên Tây phương cực lạc!"
Chu Tử Tần vừa lườm họ vừa hỏi Hoàng Tử Hà: "Trên đời có kẻ không sợ đau thực ư?"
"Người đời có ngàn vạn thứ khát vọng, có kẻ vì danh mà dứt bỏ tình cảm, kẻ vì lợi mà không sợ núi đao biển lửa, sao lại không thể có người vì tín ngưỡng mà xông vào dầu sôi lửa bỏng chứ?" Hoàng Tử Hà vẫn xăm xăm đi thẳng, nhíu mày giải thích: "Ai cũng có thứ mà mình nguyện vì nó đánh đổi tất cả. Đến lúc đó, có lẽ chúng ta cũng cam lòng để lửa nóng thiêu đốt thôi."
Chu Tử Tần nghĩ ngợi, rồi lại nhìn đám người đang thao thao kể những chuyện thần kỳ dọc đường rước cốt Phật, lắc đầu: "Ta không làm được đâu, sợ đau lắm."
"Có lúc tín ngưỡng và khát vọng sẽ khiến người ta không sợ gì nữa cả." Hoàng Tử Hà ngẩng lên nhìn đám đông chen lấn, nói như lẩm bẩm một mình: "Giống như trúng phải thuật nhiếp hồn vậy, không sợ chết, cũng chẳng ngại hủy diệt, chỉ biết nhằm thẳng mục tiêu cuối cùng mà dấn bước."
Chu Tử Tần lè lưỡi: "Thuật nhiếp hồn đâu lợi hại đến thế, Mộc Thiện đại sư chẳng phải cũng chỉ lợi dụng tâm ma sẵn có trong lòng Vũ Tuyên để khơi gợi thôi ư. Ông ta cũng coi như là pháp sư nhiếp hồn lợi hại nhất rồi nhỉ? Nhưng ta không tin ông ta tự dưng có thể khơi dậy từ ta ý muốn hãm hại Sùng Cổ!"
Hoàng Tử Hà gật đầu: "Đúng, thực ra chỉ là con người không thắng được tâm ma nên mới rơi vào vòng xoáy thù hận mà thôi. Nếu không có lòng dạ khác thì lấy đâu ra sơ hở để thuật nhiếp hồn lợi dụng."
Vừa nói hai người vừa chật vật chen ra, cuối cùng cũng ra được ngoài cổng chùa.
Nhưng rất đông người vẫn ùn ùn đổ vào trong. Một ông lão đi ngang qua họ, chợt ngoái lại nhìn rồi mừng rỡ hỏi: "Các vị là... bạn của Hàng Anh phải không?"
Hoàng Tử Hà ngoái lại, ra là Trương Vĩ Ích, người cha bệnh tật nằm nhà của Trương Hàng Anh. Cô và Chu Tử Tần mới chỉ gặp ông lão đôi ba lần, vậy mà ông vẫn nhớ mặt, thoáng nhìn qua đã nhận ra.
Hai người vội vái chào rồi hỏi thăm: "Thưa, lão bá có khỏe không?"
Trương Vĩ Ích có vẻ đang vui, cười khà đáp: "Tĩnh dưỡng hơn nửa năm nay, trước đây lão lại là đại phu, tự bốc thuốc cho mình lâu như thế... Ôi, đúng là y thuật chưa tinh, nên đến giờ mới nhúc nhắc ra ngoài được."
"Đâu có, lão bá là danh y trong kinh, đương nhiên thuốc đến bệnh lui." Anh trai Trương Hàng Anh đứng bên cười nói: "Ai ngờ lại gặp các vị ở đây, nếu biết trước nhất định Hàng Anh cũng đòi đi theo rồi."
Chu Tử Tần liền hỏi: "À phải, Trương nhị ca hôm nay chắc cũng được nghỉ, huynh ấy đi đâu chơi rồi?"
"Nghỉ ở nhà thôi, nó theo Quỳ vương, hiếm lắm mới được ngày nghỉ, để nó ở nhà ngủ cho khỏe." Trương Vĩ Ích cười đáp, rồi lại nhìn vào trong, "Đông quá nhỉ... Hai vị dâng hương xong rồi ư?"
"Nào có, chúng cháu không chen vào nổi, đành chen ra." Nói rồi, Chu Tử Tần lo lắng khuyên: "Cháu thấy lão bá cũng đừng nên chen vào thì hơn, lỡ như bị xô đẩy vào góc nào đấy thì không hay."
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Hoa vàng cây ngọc, người sum họp, trăng tròn vành. Đêm mười lăm tháng Giêng, nhà nhà thắp đèn. Tuy trời đổ tuyết lất phất, nhưng khắp phố lớn, ngõ nhỏ trong thành Dương Châu vẫn treo đủ các loại đèn. Trước cửa nhà giàu sang còn dựng cổng chào, bên trong bày đèn ca múa.
Văn Thiều Uyển Dương Châu là kỹ viện ca múa nổi danh nhất Giang Nam. Dưới bóng trăng, trước hoa đèn, một tốp thiếu nữ đang múa hát. Người dừng chân đứng xem đông như kiến, trăng lên đến giữa trời mà tiếng tơ trúc vẫn réo rắt không nghỉ, người xem chen lấn, xô đẩy nhau. Riêng mẹ con nhà nọ không chen vào giữa đám đông, mà tìm một gò đất cao cách đó không xa đứng xem.
Người mẹ chưa đầy ba mươi tuổi, vận áo biếc, mặt mũi thanh tú, mắt sáng long lanh; bé trai bảy tám tuổi bên cạnh mặc áo gấm thiên thanh, tay xách một cây đèn tiên ông cưỡi phượng, ánh đèn hắt lên đôi má bé bỏng đỏ hồng, mặt mày như vẽ.
Nữ tử áo xanh mỉm cười xem ca múa, nhưng đứa bé trai lại chẳng có hứng thú, chán nản nghịch chiếc đèn trong tay: "Mẹ ơi, sao cha vẫn chưa tìm thấy kẹo hạnh nhân của con? Mình đi tìm cha đi."
Người mẹ dịu dàng dỗ con, giọng nhẹ nhàng: "Huyền Trạm đợi thêm lát nữa, màn ca múa này khiến mẹ nhớ đến mấy cố nhân nhiều năm trước."
Bé trai chẳng buồn ngẩng lên: " Cố nhân gì chứ, không phải hung thủ giết người thì là nạn nhân bị giết, cha mẹ có người bạn nào còn sống sao?"
Người mẹ phì cười, giơ tay vò tóc con: "Nói bậy! Còn Chu thúc thúc và Vương thúc thúc mà? Cha mẹ chẳng phải vẫn đưa con tới chơi với đám trẻ nhà họ à?"
"Thôi đi, Chu Tiểu Tịch cả ngày ôm đầu lâu chạy lăng xăng với Vương Khải Dương ngựa còn chưa leo lên nổi đã vọng tưởng làm đại tướng quân ấy à?" Huyền Trạm tỏ vẻ khinh bỉ: "Hai thằng nhãi khóc nhè."
"Lúc nhỏ con còn hay khóc nhè hơn." Mẹ thản nhiên châm chọc cậu.
Huyền Trạm ngẩng lên, ấm ức định cãi, nhưng lại trông thấy một bóng người tha thẩn đi đến gần bọn họ như tìm kiếm ai. Là một cô gái chừng hai mươi tuổi, cũng có nhan sắc, tiếc rằng chỉ mặc áo xanh đơn giản, tóc vấn chặt thành một búi, không cài trang sức, cả người trông rất nhạt nhòa.
Thấy cô ta cắm cúi đi đến trước mặt, nữ tử áo lụa biếc liền hỏi: "Nương tử đang tìm cái gì ư?"
Cô gái kia không hề ngẩng lên, chỉ nhíu mày đáp: " Vâng, trâm vàng của tôi rơi mất rồi."
Với dân thường, trâm vàng rất quý giá, lỡ đánh rơi hẳn là to chuyện. Huyền Trạm vội giơ cao cây đèn tiên ông cưỡi phượng trong tay lên, vẻ nhiệt tình: "Tuyết đọng đầy đường, e là khó tìm, để cháu soi cho."
" Ôi, đa tạ, đa tạ". Nữ tử nọ cuối cùng cũng ngẩng lên, thấy hai mẹ con trước mặt tao nhã hơn người, không giống dân thường, vội vàng hành lễ với họ rồi nói: "Vừa nãy tôi và phu quân ở phía trước thả đèn, thoáng thấy trên đầu hơi động, quay ra thì trâm đã mất. Phu quân cũng vô tâm, bắt tôi một mình lần tìm dọc đường về nhà, kết quả về đến nhà vẫn chưa thấy..." Vừa nói, cô ta vừa cùng Huyền Trạm đi đến gốc liễu phía trước gò đất nhỏ.
Nữ tử áo lụa biếc đứng trên gò đất quan sát họ. Ngọn đèn của Huyền Trạm tạo thành một vòng sáng dưới đất, hai người đi đến gốc cây, cô gái kia thường ngồi thụp xuống tìm kiếm, ngay sau đó, một tiếng thét thê thảm vang lên.
Huyền Trạm giơ cao đèn soi vào bóng người nằm dưới gốc cây, rồi quay lại gọi to: "Mẹ ơi, ở đây có người chết!"
Các bổ khoái đi tuần đêm Nguyên tiêu rất đông, vừa khéo có một tốp gần đó, nghe tiếng vội chạy đến. Kẻ ngăn đám đông chỉ chực xúm lại xem cách xa mười bước, kẻ kiểm tra người đàn ông nằm dưới đất, cũng có kẻ cầm sổ sách chạy đến hỏi cô gái kia: "Chàng ấy là Lưu Thành, phu quân của tôi, tôi họ Ngụy, người nhà gọi là Hâm nương..." Cô gái khóc đến hụt hơi, gần như quay mặt đi, "Chẳng lẽ là thợ thủ công, chuyên đánh trang sức, năm ngoái chúng tôi chạy nạn đến Dương Châu, ở cạnh giếng cây hòe. Hôm nay vợ chồng ra ngoài thả đèn, trâm vàng của tôi vô tình rơi mất, tôi phải vòng về tìm, nào ngờ tìm suốt dọc đường về tận nhà cũng không thấy. Tôi lại vòng lại tìm..."
Huyền Trạm xách đèn nép vào bên mẹ, nghe Hâm nương trình bày, lại nhìn các bổ khoái kiểm tra thi thể nam kia. Thi thể là một người đàn ông hai bảy hai tám tuổi, cổ họng bị cắt, máu bắn ra đã bị mưa tuyết lắc rắc che lấp, nằm nghiêng trên mặt tuyết, thân hình cũng phủ một lớp tuyết mỏng, tay nắm chặt một cây trâm vàng.
Trâm vàng được làm theo kiểu dáng từ năm sáu năm trước, bấy giờ rất thịnh hành khắc tên khuê danh nữ tử lên trâm. Chữ khắc phỏng theo thể triện mai hoa, nhìn thì tao nhã, nhưng thợ bạc có vẻ không thạo thể này cho lắm, nét khắc vụng về chỉ miễn cưỡng coi như viết đúng mà thôi. Có điều bộ âm bên trái chữ "Hâm" được khắc gần giống hình tỳ bà, rõ ràng đã tốn không ít tâm tư.
Huyền Trạm ghé tai mẹ nói thầm: " Là chữ "Vận" mẹ ạ."
Người mẹ gật đầu: " Chữ "Vận" và "Hâm" viết bằng thể triện rất giống nhau."
Một bổ khoái trỏ cây trâm trong tay tử thi, hỏi Hàm nương: "Ngươi muốn tìm cây trâm này sao?"
Hâm nương bưng mặt, nước mắt chảy dài theo kẽ tay: " Vâng... Chính là cây trâm này. Rõ ràng đã đánh rơi, tìm khắp nơi không thấy, sao lại ở trong tay chàng được..."
Bổ đầu ngẫm nghĩ giây lát, quan sát dấu vết trên tuyết rồi lại nhìn cây trâm trong tay người chết, kết luận: "Chắc chắn là ngươi giết phu quân."
Hâm nương nghe vậy thì nhũn người ngã phịch xuống đất, lắc đầu quầy quậy, run rẩy biện minh: "Tôi, không phải tôi giết A Thành mà! Chúng tôi thành thân nhiều năm nay, lúc nào cũng thắm thiết..."
Bổ đầu bực dọc cắt lời cô ta: "Vừa rồi lúc chúng ta đến đã thấy rõ rồi. Bấy giờ trên mặt tuyết chỉ có bốn hàng dấu chân, một đi một đến chính là dấu chân của ngươi; hai hàng còn lại đi đến dưới gốc cây, hàng lớn đã bị tuyết lấp một nửa, là của phu quân ngươi, còn hàng nhỏ là của đứa bé này. Tuyết rơi hai canh giờ rồi mà thi thể phu quân ngươi còn ấm, cũng tức là hắn ta mới chết, trừ ba người các ngươi, làm gì có ai đi đến dưới gốc cây. Đứa bé này vừa theo ngươi đến, dĩ nhiên không phải hung thủ, vậy khả năng duy nhất là ngươi giết người.” Một bổ khoái bên cạnh cũng góp lời: "Nếu hung thủ không phải là ngươi, tại sao phu quân của ngươi lại nắm cây trâm của ngươi trong tay?"
"Oan quá, tôi... tôi không giết người!" Hâm nương mặt mũi xám ngoét, nhưng chỉ biết lắc đầu quầy quậy, không phân bua được câu nào.
"Dẫn đi." Bổ đầu vung tay, các bổ khoái thành thạo cầm xích sắt tới toan xích lại.
Huyền Trạm thấy họ thô bạo lôi Hâm nương dậy, không để cô kịp phân trần câu nào đã định bắt đi, bất giác nhíu mày, rồi nhìn sang cây trâm vàng trong tay thi thế, kéo kéo tay áo mẹ.
Nữ tử áo lụa biếc vỗ đầu cậu, cao giọng hỏi bổ đầu: "Đại ca à, tôi cho rằng nương tử đây không phải hung thủ đâu, chẳng hay các vị có thời gian nghe tôi trình bày cách nhìn của mình không?"
Bổ đầu liếc người mẹ, vẻ khinh bỉ: "Đàn bà biết gì, đừng cản trở việc công."
Thấy hắn coi thường mình, người mẹ chỉ cười, rút một lệnh bài ra: "Người phủ Quỳ vương, xin các vị giúp cho."
Bổ đầu sững người, nhìn lệnh bài thếp vàng nạm bạc, rõ ràng là làm theo sắc chỉ nhà vua, vội vàng cùng các bổ khoái hành lễ, giọng hơi run rẩy: "Quỳ vương nổi danh thiên hạ, tại hạ ngưỡng mộ đã lâu! Nghe nói nhiều năm trước vương gia đã dắt vương phi rời kinh du ngoạn, thỉnh thoảng mới nghe vài sự tích lưu lại, đều cách Dương Châu rất xa... Lần này vương gia đến Dương Châu rồi ư?"
Người kia cũng đáp lễ: "Vương gia không ở đây, tôi đến Dương Châu có chút việc thôi." Bổ đầu lại hỏi: "Nghe nói năm xưa vương phi cũng từng phá hàng loạt kỳ án, chúng tôi vẫn ngưỡng mộ không thôi. Nương tử là người bên cạnh vương phi hay sao? Thấy vụ án này thế nào?"
"Tôi chỉ nghĩ, nếu đúng là do Hâm nương gây ra, tại sao trong khoảng thời gian ngắn ngủi, cô ta đã đi rồi còn vòng lại, dẫn lửa đốt mình?" Người mẹ tránh câu hỏi về thân phận, cất lệnh bài đi rồi nhìn sang thi thể dưới gốc cây. "Dấu chân trên tuyết đã bị vùi lấp quá nửa, cô ta rõ ràng có thể đứng từ chỗ tôi nhìn sang, nói rằng phu quân mình không đứng dưới gốc cây rồi bỏ đi. Đợi thêm lát nữa, tất cả dấu chân bị tuyết lấp hết, thời gian tử vong của nạn nhân cũng khó mà xác định mới quay lại, tới lúc đó chẳng ai biết được khi chồng cô ta chết có ai đến gần không, vụ này sẽ rất dễ bị quy vào án giết người cướp của, không phải sao?"
Bổ đầu gật đầu, nhưng vẫn cố chống chế: "Có những phạm nhân ngu ngốc như vậy đó, cũng chẳng phải chưa thấy bao giờ..."
"Tôi mạn phép hỏi cô ta mấy câu nhé." Nữ tử áo lụa biếc nói rồi đến đỡ Hâm nương dậy, vén lại dùm mớ tóc rối trước trán, khẽ hỏi: "Vận nương là ai?"
Mặt Hâm nương đang trắng bệch, giờ lại xám ngắt đi: "Cô... sao cô lại biết Vận nương?"
"Cô muốn rửa oan thì kể rõ cho tôi nghe đi."
"Nhưng... cuối năm ngoái chúng tôi mới rời quê đến Dương Châu, sao cô lại biết Vận nương..."
Nữ tử áo lụa biếc chỉ nhìn cô ta, vẻ dịu dàng mà kiên quyết. Hâm nương tần ngần, cuối cùng mới run rẩy hé môi, lẩm bẩm: "Vận nương và tôi ra đời cùng một lúc, cùng được bế đến xin tộc trưởng đặt tên. Chúng tôi là người cùng thôn, đều họ Ngụy, cũng có họ hàng xa... Năm chúng tôi chừng năm sáu tuổi, mẹ Vận nương đón đứa cháu họ xa mồ côi A Thành về nhà, còn để A Thành và Vận nương đính hôn từ bé, thế nên... tuy ba người chúng tôi luôn chơi cùng nhau, nhưng giữa hai người họ, lúc nào cũng khác..."
Nữ tử áo lục biết cụp mi, bình thản "ừm" một tiếng: "Có điều, về sau cô lại được gả cho A Thành."
"Vâng... Đáng lẽ A Thành kết hôn với Vận nương. Tôi cũng có chồng chưa cưới mới gặp mặt vài lần, nên cả tôi và Vận nương chuẩn bị đồ cưới cùng lúc. Về sau A Thành đến tiệm vàng trong thành học nghề, nhà tôi và nhà Vận nương nhờ A Thành đánh hai cây trâm giống hệt nhau, bên trên khắc tên hai chúng tôi." Hàm nương thẫn thờ nhìn cây trâm vàng trong tay phu quân, vẻ mặt héo hắt vì buồn bã: "Tuy kiểu dáng này không thịnh hành nữa, nhưng bấy giờ đôi trâm ấy là nhất ở thôn chúng tôi đấy, hai chúng tôi hết sức nâng niu. Kể cả bây giờ, tôi vẫn cất kỹ trong hộp nữ trang, chỉ những khi tết nhất mới dám cài..."
Huyền Trạm không hiểu được những chuyện này, chớp chớp mắt vẻ buồn chán, nhưng thấy mẹ chăm chú lắng nghe, cậu cũng giơ cao đèn, lặng yên nghe Hâm nương kể lể.
"Dạo ấy tôi và Vận nương đều bận may áo cưới, nên sau khi lấy trâm cũng không gặp mặt... Ai ngờ gần đến ngày cưới thì Vận nương nhận được tin bà ngoại bị đau chân, muốn cô ấy đến thăm một lúc trước khi về nhà chồng. Kết quả, trên đường đến thôn nhà bà ngoại, đường núi hiểm trở, trời lại vừa mưa to mấy hôm, bùn lầy trơn trợt, Vận nương bị hụt chân... thế là..." Hâm nương bưng mặt, cơ hồ không kể tiếp được.
Huyền Trạm tròn mắt kinh ngạc.
Kể chuyện từ rất lâu, song Hâm nương vẫn đau như xé ruột, đấm ngực lẩm bẩm: "Sau khi Vận nương qua đời, A Thành nằm phục trên mộ, không ăn không ngủ, chỉ muốn đi theo cô ấy. Tôi đi ngủ thì mơ thấy Vận nương về, cô ấy nói hai ta tình như chị em, giờ tôi không thể chăm lo cho A Thành nữa, phiền cô chăm sóc huynh ấy giùm. Suốt mấy ngày cứ mơ cùng một giấc mơ như thế, tôi cũng chẳng biết làm sao, đành nói lại với cha mẹ, để tôi thay Vận nương cưới A Thành. Người trong tộc đều thương xót Vận nương và A Thành, thế là tôi được gả cho A Thành..."
Mọi người xung quanh nghe Hâm nương kể đều âm thầm thở dài. Song nữ tử áo lụa biếc lại hỏi: "Tìm được thi thể Vận nương không?"
Hâm nương gật đầu: "Tìm thấy ngay hôm đó dưới thung lũng rồi... máu thịt bê bết cả..."
"Cây trâm của cô ấy thì sao?"
"Vật nhỏ như vậy rơi xuống núi thì làm sao tìm được nữa?" Hàm nương ôm mặt khóc nức lên.
"Vậy chồng chưa cưới của cô làm thế nào?"
"Em gái tôi được gả cho người ấy, giờ... gia đình họ cũng rất hạnh phúc... Tôi và A Thành, vốn dĩ cũng hạnh phúc như vậy..."
Nữ tử áo lụa biếc quay sang nhìn thi thể Lưu Thành nằm đó, lạnh nhạt nói: "Hạnh phúc ư? Có lẽ cô rất hạnh phúc, nhưng người Lưu Thành yêu không phải là cô, dù cô trăm phương ngàn kế, thậm chí không tiếc tay sát hại Vận nương tình như chị em với mình, cũng không giành được tình cảm của Lưu Thành."
Thấy người kia đột ngột đổi giọng lạnh nhạt, Hâm nương rùng mình, co rúm lại: "Cô... cô nói bậy! Tôi sao có thể giết... giết Vận nương được? Cô... đến Vận nương là ai còn chẳng biết, đừng nói linh tinh nữa..."
Các bổ khoái ngơ ngác nhìn nữ tử áo lụa biếc. Vừa rồi khi họ cho rằng Hâm nương giết chồng, chính nữ tử này đã lên tiếng chất vấn, song giờ chỉ dựa vào mấy câu nói, lại xác định Hâm nương đã giết người, hơn nữa còn giết một người đã chết từ lâu.
Mọi người nín lặng nhìn nhau, không ai hiểu gì cả.
Chỉ nghe nữ tử áo lụa biếc nói tiếp: "Cô có biết vì sao phu quân mình lại đột ngột chết ở đây không? Vì hắn đã phát hiện ra nguyên nhân cái chết của Vận nương. Có lẽ hắn trước sau vẫn chỉ yêu Vận nương; có lẽ hắn không dám tin người đầu gối tay ấp với mình lại là hung thủ giết người; cũng có thể hắn và cô sống rất hạnh phúc nên không đủ dũng khí ra tay trực tiếp với cô. Thế nên hắn nắm chặt cây trâm của cô trong tay, như vậy dù hắn đi theo Vận nương, quan phủ cũng sẽ xử tội cô, coi như báo thù cho Vận nương."
Mắt Hâm nương vằn đầy tia máu, như điên như dại, trông cực kỳ đáng sợ: "Cô nói bậy! Chúng tôi hạnh phúc như thế, mấy năm nay A Thành dần dần không nhắc đến Vận nương nữa, sao chàng có thể... cho rằng tôi giết Vận nương được?"
"A Thành sực hiểu ra, có thể là từ một hành động, một câu nói, cũng có thể chính vì cây trâm vàng hắn làm được cô cất giữ trong hộp nữ trang..." Nữ tử áo lụa biếc trỏ cây trâm, "Cô nói, thường ngày tiếc không dám cài, vậy chắc hẳn đến tết nhất sẽ cài nó lên? Tôi nghĩ có lẽ vào dịp Tết năm nay, phu quân cô nhìn kỹ cây trâm mình tự tay làm ra, đã hiểu ra tất cả..."
Hâm nương run bắn người lên, nhìn trừng trừng cây trâm trong tay A Thành, không thốt nổi lời nào.
Nữ tử áo lụa biếc đi đến bên thi thể cầm cây tram lên, chậm rãi nói: "Cô kể rằng Vận nương đi đến nhà bà ngoại một mình, rồi bị ngã trên đường núi, là nói dối đúng không? Bởi vì lúc ấy, bên cạnh cô ta nhất định còn một người khác, kẻ đó chính là cô."
Huyền Trạm xách đèn lồng, miệng há to, mắt sáng rực nhìn mẹ. Các bổ khoái cũng quên cả bàn tán, chỉ nhìn chằm chằm vào cây trâm, chăm chú nghe người nọ phân tích.
"Trang sức vàng là món đồ cưới quý giá nhất, bà ngoại Vận nương muốn gặp cháu một lần trước khi về nhà chồng, hiển nhiên cô ta sẽ đem cây trâm chồng chưa cưới đánh cho mình đến khoe với bà. Có lẽ cô đã đuổi kịp cô ta trên con đường núi gập ghềnh hiểm trở ấy. Có điều tôi đoán cô không đẩy Vận nương xuống ngay, mà đôi bên còn đánh nhau một trận. Trong lúc cấu xé, hai cây trâm vàng đều rơi ra, trâm của cô theo Vận nương rơi xuống vực, còn trâm của cô ta lại rơi trên mặt đất, bị cô nhận lầm là trâm của mình, ai bảo tên hai người viết giống nhau như vậy, thể chữ triện hoa mai này cũng rất khó phân biệt nữa..."
Nói đoạn, người nọ giơ cây trâm ra trước mặt Hâm nương: "Chắc cô không biết chữ, càng không đọc được thể triện hoa mai. Song người đã học chỉ cần thoáng nhìn là nhận ra ngay, đây không phải chữ ‘Hâm’ tên cô mà là chữ ‘Vận’ trong tên Vận nương. Chữ khắc trên trâm nhỏ thế này, trông lại rất giống nhau, người biết đọc chữ triện hoa mai không nhiều, ngay phu quân cô cũng phải rất lâu về sau mới nhìn rõ... Thì ra, đây là cây trâm của Vận nương."
"Cô từng kể, từ khi bắt đầu may áo cưới, cô và Vận nương không gặp nhau nữa, vậy cây trâm của người quá cố rơi vào tay cô từ lúc nào?" Người nọ nhìn Hâm nương, giọng bình thản: "Hai người từ nhỏ lớn lên bên nhau, lúc sắp lấy chồng hẳn phải lưu luyến lắm, sao lại không gặp nhau nữa? Chắc hẳn lúc đó đôi bên vì A Thành đã ngấm ngầm xảy ra tranh chấp. Nhưng dù giành được chồng chưa cưới của bạn thân, cô cũng chỉ phá hỏng cuộc đời của cả ba người mà thôi."
Hâm nương siết chặt cây trâm, mũi trâm đâm sâu vào lòng bàn tay cũng không có cảm giác, cứ đờ đẫn ngồi đó bất động.
"Tôi chỉ không hiểu tại sao lúc đi tìm Vận nương, cô lại cài cây trâm của mình? Đáng lẽ cô không nên mang trâm theo, bằng không cũng chẳng bị lẫn..."
"Tôi... tôi vốn không định giết Vận nương, lúc đuổi kịp cô ấy trên đường núi, chỉ muốn xin cô ấy san sẻ A Thành cho tôi một chút, dù... dù tôi làm bé cũng được..." Hàm nương nghẹn ngào, "Tôi đem trâm của mình theo, định nói rằng chúng tôi có thể giống như vậy, cùng nhau lớn lên, ngay cả đồ cưới cũng giống nhau. Nếu cô ấy không muốn nhường cho tôi, thì hai chúng tôi có thể cùng lấy một người, không phải cũng giống thế sao..."
Nữ tử áo lụa biếc thở dài khẽ đáp: "Không giống."
Hâm nương ôm ngực, tắc nghẹn, đau thắt, tiếng nức nở cũng bặt dần. Cây trâm vàng đã cắm vào tim cô ta.
"Cô nói đúng... không giống nhau. Cô ấy... khăng khăng từ chối tôi. Đôi bên giằng co, không ngờ đường núi đã bị mưa xói mòn dẫn đến... sụt lở. Cô ấy bị hụt chân..."
Các bổ khoái đổ xô đến, giằng tay Hâm nương ra, nhưng tim đã bị đâm thủng, rõ ràng lành ít dữ nhiều. Hâm nương trừng trừng nhìn nữ tử áo lụa biếc trước mặt, dường như muốn hỏi điều gì đó, nhưng cuối cùng vẫn ngã xuống.
Hai cái xác, một vụ náo loạn. Đôi vợ chồng được các bổ khoái khiêng đến đặt cùng một chỗ, đầu sát đầu, vai kề vai, nếu không nhìn vết thương thì thực giống như đang tựa vào nhau.
Nữ tử áo lụa biếc thở dài, dắt tay con trai xoay người bỏ đi.
Huyền Trạm vẫn xách chiếc đèn lồng, ngọn nến ngắn ngủn bên trong đã sắp chảy cạn. Dưới ánh nến, cậu quay lại nhìn đám người dưới gốc cây, sực nhớ ra một chuyện liền hỏi: "Mẹ ơi, còn một vấn đề mẹ chưa giải thích." Mẹ chớp mắt cúi đầu nhìn cậu.
"Mẹ nói chồng cô ta tự vẫn, nhưng bên cạnh thi thể không có hung khí, ông ta làm sao tự sát được?"
"Nếu có hung khí chẳng phải sẽ bị phát hiện là tự sát ư? Hung khí ắt phải dấu đi rồi."
Huyền Trạm vội túm tay mẹ hỏi dồn: "Giấu ở đâu cơ? Sao con không thấy?"
"Dĩ nhiên con không thấy được rồi. Con quên rồi à? Hàm nương nói mình cùng phu quân thả đèn dưới gốc cây, nhưng lúc chúng ta đến chỉ thấy chỗ đó tối om, đèn ở đâu?"
"Ở đâu nhỉ?" Huyền Trạm nghi hoặc ngẫm nghĩ, thấy mẹ ngẩng đầu nhìn trời, cậu cũng ngước lên nhìn theo.
Giữa bầu trời lắc rắc mưa tuyết, lấp lánh từng đốm sáng, từng đốm sáng. Đó là đèn trời mọi người thả, đang bay lên chín tầng trời cao vút.
"Lưu Thành là thợ bạc, làm một lưỡi dao thật mỏng thật nhẹ, chắc chẳng khó khăn gì." Nghe mẹ nói vậy, Huyền Trạm mở to mắt nhìn những đốm sáng lung linh dần dần tan biến giữa nền trời.
Đột nhiên, mưa tuyết lất phất cùng những ngọn đèn trời lơ lửng trên cao đều bị một tán ô che lấp. Cậu trông thấy gương mặt tươi cười của cha đang cúi xuống nhìn mình.
Mẹ mỉm cười cầm lấy chiếc ô từ tay cha, giơ lên cao che.
Còn cha bế bổng Huyền Trạm lên, hà hơi sưởi ấm cho bàn tay nhỏ lạnh cóng.
Cả nhà ba người đi thẳng về phía ánh đèn rực rỡ. Huyền Trạm dựa vào lòng cha, thì thào: "Cha ơi, con phải mách với cha việc này, hôm nay mẹ lại quản chuyện không đâu rồi."
" Ừm, thế cũng tốt. Hễ chỗ nào có án mạng là có mẹ con, cha cũng dễ tìm hai mẹ con."
"Cha ơi, hôm nay mẹ rất lợi hại nhé, chỉ hỏi mấy câu đã phá được hai vụ án mạng, một vụ hôm nay, một vụ từ mấy năm trước."
"Mẹ con vẫn lợi hại mà, lẽ nào Huyền Trạm không biết?"
"Con cũng rất lợi hại, nhìn qua là nhận ra ngay chữ triện hoa mai cha dạy. Nên nếu không có con, vụ án hôm nay không phá được đâu!"
"Ồ? Xem ra Huyền Trạm lợi hại hơn cả mẹ rồi, mẹ con mười hai tuổi mới nổi tiếng, còn Huyền Trạm năm nay chỉ tám tuổi thôi."
"Dĩ nhiên rồi! Sau này, cả thiên hạ đều sẽ biết tên con – Lý Huyền Trạm!"