Gần một tuần sau, tối thứ sáu, Nguyện đang ở trong phòng mình đọc về cuộc đời và sự nghiệp của Napoleon Bonaparte, Lulu lim dim mắt nằm bên cạnh.
Ếch ộp, ếch ộp ộp ộp… nghe chuông điện thoại kêu, Nguyện nhìn màn hình thì thấy hiện lên dãy số lạ, ai mà mình không lưu tên nhỉ, cô nhấn phím nghe: “Alo” Tôi là Thành, cô bé còn nhớ tôi chứ? Dạ, chú khỏe chứ ạ?” “tôi khỏe, cám ơn cô bé, tôi gọi để báo là ông bác ngất xỉu hôm bữa, hôm nay sức khỏe đã ổn định rồi, vài ngày nữa là được xuất viện” “Vậy thì tốt quá, mừng cho bác ấy”. Ông bác ấy vậy mà đã lớn tuổi lắm rồi, không còn con cái gì, hiện đang ở viện dưỡng lão. Bác ấy rất muốn gặp cô bé một lần. Cô bé thấy thế nào?
_Dạ, thực ra cháu cũng không quen chú lẫn bác ấy. Cháu thấy ngại lắm.
_Trước lạ sau quen, việc gì cũng có lần đầu mà. Cô bé nỡ từ chối một người già không con cháu sao?
_Cháu không có ý đó, chỉ là cháu không quen thôi. Vậy chú định khi nào đến thăm bác ấy vậy chú?
_Ngày mai được không, thứ 7 cháu có phải đi học không?
_Dạ, ngày mai buổi sáng cháu có giờ học, vậy sau giờ học cháu ghé được không chú.
_Ok, trường cô bé ở đâu, tôi sẽ ghé đón.
_Dạ không cần đâu, cháu tự đi được. Có phải viện dưỡng lão ở quận 8 không chú?
_Đúng rồi. Hẹn gặp cô bé ngày mai nhé.
_Dạ.
Khoảng 9h sáng ngày hôm sau, khi đang giờ giải lao, chuẩn bị cho tiết học cuối, Nguyện nhận được tin nhắn: “Chúng tôi đã chuẩn bị nhiều món ngon đợi cô bé!” Cô mỉm cười nhắn lại: “Dạ, khoảng 11h30 cháu tới. Nhất định sẽ ăn no bụng mới chịu về”
Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ, trưa thứ 7
Ông Bảy nói với ông Tư:
_Cậu trai này càng nói chuyện tui lại càng thấy hợp ý.
_Nói chuyện với đám già riết chán nên đám trẻ nào tới ông hông nghiền mà bày đặt.
_Ông đừng có làm tui mất hứng, tui là tui nói thiệt lòng.
_Có ai nói ông giả bộ đâu, chỉ là tui nói đám gì tụi mình mà được tụi trẻ ngó ngàng là mừng hết biết. Tính ra bữa ông xỉu vậy mà hay, nhờ vậy mà câu được cậu trẻ này, buồn buồn gọi điện hỏi thăm nó cũng thấy đỡ.
_Ờ, tuổi già quạnh quẽ, nhiều bận tủi thân thấy mụ nội. Phải chi hồi còn trẻ tui ráng sức lập một trại trẻ mồ côi, giờ không có đứa này cũng có đứa kia, chăm chăm nuôi hai thằng con giờ hổng mấy khi thấy mặt tụi nó. Ông gọi với qua Thành:
_Cậu Thành! Cô nhỏ mà đám già này đang chờ khi nào mới tới?
_Dạ giờ 11h rồi, cỡ nữa tiếng nữa. Bác đói bụng quá rồi hả?
_Giỡn chơi mày, bác là bác nóng ruột thôi, các bác già rồi, đâu có ham ăn uống dữ vậy.
_Bác nói vậy chớ ăn uống quan trọng lắm chớ. Mình có tuổi thì mình phải ăn uống cho đàng hoàng mới khỏe được chớ.
_Ui sờ, tụi tao giờ lụm cụm hết rồi, trời thương cho đi sớm cũng đỡ khổ.
Thấy ông bác thích nói ngang chàng, Thành lắc đầu cười cười đổi đề tài:
_Để con ra trước thử cô nhỏ tới chưa.
_Ờ đi mau đi. Chuyện ở đây đám này lo được.
Thành ra cổng đứng chờ. Hai bên cổng là hai bụi hoa giấy um tùm, nhìn qua là biết lâu này không được cắt tỉa, cả mảng hoa màu hồng tím nở rộ che lấp cả tấm biển tên đã rỉ sét nhiều chỗ của viện dưỡng lão. Xác hoa rơi đầy thành lớp trên mặt đất, nhìn xa xa như xác pháo hồng mừng ngày thành hôn của đôi lứa ngày xưa, thật khiến những người có tuổi mà vẫn lẻ loi mơ mộng. Thành đợi một lát thì thấy taxi dừng. Nguyện trả tiền taxi rồi bước xuống xe. Cô bé mặc đồng phục học sinh, trên lưng mang cặp, miệng cười tươi rói cất tiếng:
_Cháu chào chú. Chú ở đây đợi cháu lâu chưa?
_Tôi mới ra đây thôi, tôi có canh giờ mà. Vô trong mau để khỏi nắng, cô bé có đói bụng lắm không?
_Dạ cũng hơi hơi.
Hai bên lối vào là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi.
_Ở đây cũng mát mẻ quá chú ha.
_Uh, cây ở đây nhiều, phía sau còn có trái cây nữa.
_Vậy ạ, chú biết chỗ này lâu chưa?
_Chỉ mới tuần trước thôi.
_Ủa, mới keng vậy luôn hả chú.
_Uh, nhờ có cô bé đó.
_Hì.
_Có nghe mùi thơm không?
Nguyện đưa mũi hít hít vài cái:
_Mùi thịt nướng, mùi hải sản phải không chú?
_Uh, đủ món nướng hết.
Khi hai người vào trong nhà. Bác Tư lên tiếng tạo không khí:
_Cô nhỏ tới rồi.
_Dạ con chào các bác. Nguyện cất tiếng chào.
_Giới thiệu với cô bé đây là bác Tư, biệt danh Tư Râu, tuy râu bác ấy dài và trắng như cước, đẹp như ông tiên nhưng bị dìm hàng nên không ai gọi là ông Tư tiên mà chỉ gọi là Tư râu thôi.
_Dạ con chào bác Tư.
_Còn đây là bác Bảy, xưa bác ấy là kiến trúc sư, chuyện về mấy tòa nhà cổ không ai rành hơn bác í, vô đây nên cũng bị hạ bệ xuống làm ông Bảy thợ xây.
_Dạ con chào bác, hôm nay bác đã khỏe hẳn chưa ạ?
_Bác có sao đâu, lâu lâu làm bộ ngất xỉu vô viện, chủ yếu là để thử lòng anh em, coi thử có ai quan tâm mình hông đó mà. Mà Thành nói đúng đó, chuyện mấy tòa nhà cổ đó bác biết nhiều lắm, con mà thích nghe bác kể liền
_Có chuyện ma không bác?
_Con cứ thường xuyên tới đây đi, bác có nguyên bộ sưu tập, đảm bảo kể một tháng không hết.
_Dạ! Nguyện cười
Để tránh quảng cáo dài dòng rồi lại bị dìm hàng nữa, các ông bác, bà bác còn lại không cho Thành nói nữa mà tự mình giới thiệu. Đến lượt Nguyện:
_Dạ, con tên là Như Nguyện, năm nay học lớp 11. Con rất vui được làm quen với các cô các bác ở đây ạ.
_Mà sao con không rủ bạn bè tới chơi.
_Dạ con có rủ nhưng hôm nay các bạn đều có việc. Để lần sau tới con lại rủ các bạn đến.
_Ờ được đó, các bác ở đây luôn rộng cửa chào đón các cháu.
Tới đây bác Bảy lên tiếng:
_Chào hỏi xong rồi thì vô bàn thôi. Thành đưa cô nhóc đi rửa tay rửa mặt rồi cả nhà mình nhập tiệc.
_Dạ.
Mọi người vui vẻ nhập tiệc, mọi người còn định giữ Nguyện ở lại ăn tối nhưng cô phải họp nhóm làm bài tập vào buổi chiều. Ăn trưa xong, mọi người ngồi uống trà tán dóc một hồi chờ tiêu cơm, một hồi sau lại thành ra chia làm hai thi hát. Phe thua sẽ phải nấu ăn đãi phe thắng. Hiệp đầu hát về chim chóc, phe Nguyện thắng. Hiệp hai hát về mùa xuân, bên thành THắng, hiệp cuối hát về hoa lá, hai bên so kè, căng thẳng đến cuối cùng phe Nguyện thua sít sao. Đành phải hẹn đến thứ 7 sau nữa trả nợ. Chơi xong, Thành dẫn Nguyện ra vườn.
_Wa, nhìn mận ngon quá.
_Cô bé thích chùm nào thì chỉ, tôi hái cho.
_Được không chú?
_Được chứ, bác Bảy bảo tôi hái cho cô bé mà.
_Chiều nay các bạn cháu chắc thích lắm.
Sau khi hái được cả túi mận đầy, còn tranh thủ chụp hình với chùm mận to nhất và trái mận to nhất, Nguyện được Thành lái xe đưa đến chỗ họp nhóm. Nhìn cô bé hí hửng cầm trái mận to nhất, mọng nhất trên tay, ngắm nghía mãi không thôi, Thành không khỏi mỉm cười theo. Đi được một lúc Thành hỏi:
_Buổi trưa cô bé ăn không được nhiều, có phải do đồ ăn không hợp không?
_Dạ, không phải đâu. Ở nhà cháu cũng ăn vậy thôi.
_Các bác ở đây là kho chuyện xưa, khi nào cô bé thích nghe chuyện thì cứ đến. Văn nghệ thì không lúc nào thiếu: đàn sáo, ca cổ, tấu hài …đủ hết.
_Hì, dạ! Mà chú ơi, chú nói chú làm bảo vệ, vậy xe này là xe công ty hả chú.
_Ừ.
_Công ty cho chú dùng xe vào ngày nghỉ luôn ạ?
_Đây là đãi ngộ đặc biệt của công ty dành cho nhân viên có nhiều cống hiến. Cô bé thấy tôi có thành công không. Thành làm bộ ra vẻ tự hào.
_Dạ có, mà chú đã bắt được trộm cướp hay hay cứu mạng ông chủ vậy chú?
_Sao cháu hỏi í là sao?
_Cháu nghĩ công hiến được ghi nhận trong việc bảo vệ là như vậy thôi?
_Bảo vệ còn giúp ngăn chặn được các âm mưu phá hoại nữa chứ.
_À há. Cháu không nghĩ ra. Chú kể thêm đi chú.
_Phải có hiệu ứng âm thanh ánh sáng thì câu chuyện mới hấp dẫn được. Cô bé phải chịu khó đợi dịp khác thôi.
Nguyện phồng hai má tỏ vẻ thất vọng vì không được nghe chuyện.
_À mà tôi đang có việc cần nhờ cô bé giúp đây, cô bé sẵn lòng chứ?
_Chuyện gì vậy chú?
_ Tôi cần mua một món quà sinh nhật cho cô cháu gái, đang định nhờ cô bé tư vấn tí chút?
_Chuyện đó dễ mà, cháu sẽ giúp chú. Mà chú định mua ở đâu? Khi nào thì chú cần?
_Chừng 2 tuần nữa là tới rồi. Cô bé có gợi ý gì không?
_Cháu có thể biết về ngân sách không ạ? Vấn đề hơi nhạy cảm nhưng lại có tính quyết định. Nguyện cắn môi và nhướng mày tỏ ý không còn cách nào khác.
Thành bật cười:
_Lương bảo vệ của tôi khoảng10 triệu/tháng. Hai mươi phần trăm lương tháng của tôi thì thế nào, thể có một món quà làm vui lòng một cô bé tuổi teen không?
_Cháu nghĩ vậy là đủ tình cảm, đủ hào phóng rồi.
_Hôm nào cô bé có thể giúp tôi được.
_Chiều thứ 3 và thứ 5 tới cháu đều rảnh. Chú có đi được ngày nào không ạ?
_Chiều thứ 3 tôi rảnh. Cô bé chọn địa điểm đi.
_Khu mua sắm Trung Tâm 4h chiều nha chú.
_Done.
_Hihi, ở công ty chú cũng dùng tiếng Anh ạ?
_Có, ngoài nhiệm vụ bảo vệ đôi khi tôi phải đi đưa đón đối tác của công ty, cũng biết một chút chút để giao tiếp.
_Dạ. Chú cho cháu xuống cổng trước của công viên Ngàn Hoa ạ.
_Trong nhóm có bạn trai của cô bé phải không?
_Dạ -Nguyện ngưng một lát rồi cười cười nói tiếp – cùng với nhiều bạn trai và bạn gái khác nữa đó chú.
Thành nghe vậy cũng cười theo.
Tới nơi, Thành cho xe ngừng lại, Nguyện đưa tay mở cửa, trước khi bước xuống cô quay sang:
_Cháu xuống đây, tạm biệt chú ạ.
Thành mỉm cười đưa tay chào tạm biệt cô bé.
Lúc Nguyện đóng cửa xe xong Thành mới nói thêm:
_Hẹn gặp cô bé chiều thứ 3 nhé.
_Dạ. Một lần nữa cám ơn chú. Nguyện giơ bịch mận lên, cười với Thành một lần nữa rồi quay người đi vào trong công viên.
Gần một tuần sau, tối thứ sáu, Nguyện đang ở trong phòng mình đọc về cuộc đời và sự nghiệp của Napoleon Bonaparte, Lulu lim dim mắt nằm bên cạnh.
Ếch ộp, ếch ộp ộp ộp… nghe chuông điện thoại kêu, Nguyện nhìn màn hình thì thấy hiện lên dãy số lạ, ai mà mình không lưu tên nhỉ, cô nhấn phím nghe: “Alo” Tôi là Thành, cô bé còn nhớ tôi chứ? Dạ, chú khỏe chứ ạ?” “tôi khỏe, cám ơn cô bé, tôi gọi để báo là ông bác ngất xỉu hôm bữa, hôm nay sức khỏe đã ổn định rồi, vài ngày nữa là được xuất viện” “Vậy thì tốt quá, mừng cho bác ấy”. Ông bác ấy vậy mà đã lớn tuổi lắm rồi, không còn con cái gì, hiện đang ở viện dưỡng lão. Bác ấy rất muốn gặp cô bé một lần. Cô bé thấy thế nào?
_Dạ, thực ra cháu cũng không quen chú lẫn bác ấy. Cháu thấy ngại lắm.
_Trước lạ sau quen, việc gì cũng có lần đầu mà. Cô bé nỡ từ chối một người già không con cháu sao?
_Cháu không có ý đó, chỉ là cháu không quen thôi. Vậy chú định khi nào đến thăm bác ấy vậy chú?
_Ngày mai được không, thứ cháu có phải đi học không?
_Dạ, ngày mai buổi sáng cháu có giờ học, vậy sau giờ học cháu ghé được không chú.
_Ok, trường cô bé ở đâu, tôi sẽ ghé đón.
_Dạ không cần đâu, cháu tự đi được. Có phải viện dưỡng lão ở quận không chú?
_Đúng rồi. Hẹn gặp cô bé ngày mai nhé.
_Dạ.
Khoảng h sáng ngày hôm sau, khi đang giờ giải lao, chuẩn bị cho tiết học cuối, Nguyện nhận được tin nhắn: “Chúng tôi đã chuẩn bị nhiều món ngon đợi cô bé!” Cô mỉm cười nhắn lại: “Dạ, khoảng h cháu tới. Nhất định sẽ ăn no bụng mới chịu về”
Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ, trưa thứ
Ông Bảy nói với ông Tư:
_Cậu trai này càng nói chuyện tui lại càng thấy hợp ý.
_Nói chuyện với đám già riết chán nên đám trẻ nào tới ông hông nghiền mà bày đặt.
_Ông đừng có làm tui mất hứng, tui là tui nói thiệt lòng.
_Có ai nói ông giả bộ đâu, chỉ là tui nói đám gì tụi mình mà được tụi trẻ ngó ngàng là mừng hết biết. Tính ra bữa ông xỉu vậy mà hay, nhờ vậy mà câu được cậu trẻ này, buồn buồn gọi điện hỏi thăm nó cũng thấy đỡ.
_Ờ, tuổi già quạnh quẽ, nhiều bận tủi thân thấy mụ nội. Phải chi hồi còn trẻ tui ráng sức lập một trại trẻ mồ côi, giờ không có đứa này cũng có đứa kia, chăm chăm nuôi hai thằng con giờ hổng mấy khi thấy mặt tụi nó. Ông gọi với qua Thành:
_Cậu Thành! Cô nhỏ mà đám già này đang chờ khi nào mới tới?
_Dạ giờ h rồi, cỡ nữa tiếng nữa. Bác đói bụng quá rồi hả?
_Giỡn chơi mày, bác là bác nóng ruột thôi, các bác già rồi, đâu có ham ăn uống dữ vậy.
_Bác nói vậy chớ ăn uống quan trọng lắm chớ. Mình có tuổi thì mình phải ăn uống cho đàng hoàng mới khỏe được chớ.
_Ui sờ, tụi tao giờ lụm cụm hết rồi, trời thương cho đi sớm cũng đỡ khổ.
Thấy ông bác thích nói ngang chàng, Thành lắc đầu cười cười đổi đề tài:
_Để con ra trước thử cô nhỏ tới chưa.
_Ờ đi mau đi. Chuyện ở đây đám này lo được.
Thành ra cổng đứng chờ. Hai bên cổng là hai bụi hoa giấy um tùm, nhìn qua là biết lâu này không được cắt tỉa, cả mảng hoa màu hồng tím nở rộ che lấp cả tấm biển tên đã rỉ sét nhiều chỗ của viện dưỡng lão. Xác hoa rơi đầy thành lớp trên mặt đất, nhìn xa xa như xác pháo hồng mừng ngày thành hôn của đôi lứa ngày xưa, thật khiến những người có tuổi mà vẫn lẻ loi mơ mộng. Thành đợi một lát thì thấy taxi dừng. Nguyện trả tiền taxi rồi bước xuống xe. Cô bé mặc đồng phục học sinh, trên lưng mang cặp, miệng cười tươi rói cất tiếng:
_Cháu chào chú. Chú ở đây đợi cháu lâu chưa?
_Tôi mới ra đây thôi, tôi có canh giờ mà. Vô trong mau để khỏi nắng, cô bé có đói bụng lắm không?
_Dạ cũng hơi hơi.
Hai bên lối vào là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi.
_Ở đây cũng mát mẻ quá chú ha.
_Uh, cây ở đây nhiều, phía sau còn có trái cây nữa.
_Vậy ạ, chú biết chỗ này lâu chưa?
_Chỉ mới tuần trước thôi.
_Ủa, mới keng vậy luôn hả chú.
_Uh, nhờ có cô bé đó.
_Hì.
_Có nghe mùi thơm không?
Nguyện đưa mũi hít hít vài cái:
_Mùi thịt nướng, mùi hải sản phải không chú?
_Uh, đủ món nướng hết.
Khi hai người vào trong nhà. Bác Tư lên tiếng tạo không khí:
_Cô nhỏ tới rồi.
_Dạ con chào các bác. Nguyện cất tiếng chào.
_Giới thiệu với cô bé đây là bác Tư, biệt danh Tư Râu, tuy râu bác ấy dài và trắng như cước, đẹp như ông tiên nhưng bị dìm hàng nên không ai gọi là ông Tư tiên mà chỉ gọi là Tư râu thôi.
_Dạ con chào bác Tư.
_Còn đây là bác Bảy, xưa bác ấy là kiến trúc sư, chuyện về mấy tòa nhà cổ không ai rành hơn bác í, vô đây nên cũng bị hạ bệ xuống làm ông Bảy thợ xây.
_Dạ con chào bác, hôm nay bác đã khỏe hẳn chưa ạ?
_Bác có sao đâu, lâu lâu làm bộ ngất xỉu vô viện, chủ yếu là để thử lòng anh em, coi thử có ai quan tâm mình hông đó mà. Mà Thành nói đúng đó, chuyện mấy tòa nhà cổ đó bác biết nhiều lắm, con mà thích nghe bác kể liền
_Có chuyện ma không bác?
_Con cứ thường xuyên tới đây đi, bác có nguyên bộ sưu tập, đảm bảo kể một tháng không hết.
_Dạ! Nguyện cười
Để tránh quảng cáo dài dòng rồi lại bị dìm hàng nữa, các ông bác, bà bác còn lại không cho Thành nói nữa mà tự mình giới thiệu. Đến lượt Nguyện:
_Dạ, con tên là Như Nguyện, năm nay học lớp . Con rất vui được làm quen với các cô các bác ở đây ạ.
_Mà sao con không rủ bạn bè tới chơi.
_Dạ con có rủ nhưng hôm nay các bạn đều có việc. Để lần sau tới con lại rủ các bạn đến.
_Ờ được đó, các bác ở đây luôn rộng cửa chào đón các cháu.
Tới đây bác Bảy lên tiếng:
_Chào hỏi xong rồi thì vô bàn thôi. Thành đưa cô nhóc đi rửa tay rửa mặt rồi cả nhà mình nhập tiệc.
_Dạ.
Mọi người vui vẻ nhập tiệc, mọi người còn định giữ Nguyện ở lại ăn tối nhưng cô phải họp nhóm làm bài tập vào buổi chiều. Ăn trưa xong, mọi người ngồi uống trà tán dóc một hồi chờ tiêu cơm, một hồi sau lại thành ra chia làm hai thi hát. Phe thua sẽ phải nấu ăn đãi phe thắng. Hiệp đầu hát về chim chóc, phe Nguyện thắng. Hiệp hai hát về mùa xuân, bên thành THắng, hiệp cuối hát về hoa lá, hai bên so kè, căng thẳng đến cuối cùng phe Nguyện thua sít sao. Đành phải hẹn đến thứ sau nữa trả nợ. Chơi xong, Thành dẫn Nguyện ra vườn.
_Wa, nhìn mận ngon quá.
_Cô bé thích chùm nào thì chỉ, tôi hái cho.
_Được không chú?
_Được chứ, bác Bảy bảo tôi hái cho cô bé mà.
_Chiều nay các bạn cháu chắc thích lắm.
Sau khi hái được cả túi mận đầy, còn tranh thủ chụp hình với chùm mận to nhất và trái mận to nhất, Nguyện được Thành lái xe đưa đến chỗ họp nhóm. Nhìn cô bé hí hửng cầm trái mận to nhất, mọng nhất trên tay, ngắm nghía mãi không thôi, Thành không khỏi mỉm cười theo. Đi được một lúc Thành hỏi:
_Buổi trưa cô bé ăn không được nhiều, có phải do đồ ăn không hợp không?
_Dạ, không phải đâu. Ở nhà cháu cũng ăn vậy thôi.
_Các bác ở đây là kho chuyện xưa, khi nào cô bé thích nghe chuyện thì cứ đến. Văn nghệ thì không lúc nào thiếu: đàn sáo, ca cổ, tấu hài …đủ hết.
_Hì, dạ! Mà chú ơi, chú nói chú làm bảo vệ, vậy xe này là xe công ty hả chú.
_Ừ.
_Công ty cho chú dùng xe vào ngày nghỉ luôn ạ?
_Đây là đãi ngộ đặc biệt của công ty dành cho nhân viên có nhiều cống hiến. Cô bé thấy tôi có thành công không. Thành làm bộ ra vẻ tự hào.
_Dạ có, mà chú đã bắt được trộm cướp hay hay cứu mạng ông chủ vậy chú?
_Sao cháu hỏi í là sao?
_Cháu nghĩ công hiến được ghi nhận trong việc bảo vệ là như vậy thôi?
_Bảo vệ còn giúp ngăn chặn được các âm mưu phá hoại nữa chứ.
_À há. Cháu không nghĩ ra. Chú kể thêm đi chú.
_Phải có hiệu ứng âm thanh ánh sáng thì câu chuyện mới hấp dẫn được. Cô bé phải chịu khó đợi dịp khác thôi.
Nguyện phồng hai má tỏ vẻ thất vọng vì không được nghe chuyện.
_À mà tôi đang có việc cần nhờ cô bé giúp đây, cô bé sẵn lòng chứ?
_Chuyện gì vậy chú?
_ Tôi cần mua một món quà sinh nhật cho cô cháu gái, đang định nhờ cô bé tư vấn tí chút?
_Chuyện đó dễ mà, cháu sẽ giúp chú. Mà chú định mua ở đâu? Khi nào thì chú cần?
_Chừng tuần nữa là tới rồi. Cô bé có gợi ý gì không?
_Cháu có thể biết về ngân sách không ạ? Vấn đề hơi nhạy cảm nhưng lại có tính quyết định. Nguyện cắn môi và nhướng mày tỏ ý không còn cách nào khác.
Thành bật cười:
_Lương bảo vệ của tôi khoảng triệu/tháng. Hai mươi phần trăm lương tháng của tôi thì thế nào, thể có một món quà làm vui lòng một cô bé tuổi teen không?
_Cháu nghĩ vậy là đủ tình cảm, đủ hào phóng rồi.
_Hôm nào cô bé có thể giúp tôi được.
_Chiều thứ và thứ tới cháu đều rảnh. Chú có đi được ngày nào không ạ?
_Chiều thứ tôi rảnh. Cô bé chọn địa điểm đi.
_Khu mua sắm Trung Tâm h chiều nha chú.
_Done.
_Hihi, ở công ty chú cũng dùng tiếng Anh ạ?
_Có, ngoài nhiệm vụ bảo vệ đôi khi tôi phải đi đưa đón đối tác của công ty, cũng biết một chút chút để giao tiếp.
_Dạ. Chú cho cháu xuống cổng trước của công viên Ngàn Hoa ạ.
_Trong nhóm có bạn trai của cô bé phải không?
_Dạ -Nguyện ngưng một lát rồi cười cười nói tiếp – cùng với nhiều bạn trai và bạn gái khác nữa đó chú.
Thành nghe vậy cũng cười theo.
Tới nơi, Thành cho xe ngừng lại, Nguyện đưa tay mở cửa, trước khi bước xuống cô quay sang:
_Cháu xuống đây, tạm biệt chú ạ.
Thành mỉm cười đưa tay chào tạm biệt cô bé.
Lúc Nguyện đóng cửa xe xong Thành mới nói thêm:
_Hẹn gặp cô bé chiều thứ nhé.
_Dạ. Một lần nữa cám ơn chú. Nguyện giơ bịch mận lên, cười với Thành một lần nữa rồi quay người đi vào trong công viên.