Gió xuân mang chút hơi ấm cùng không khí Tết tới vùng sơn cước biên thùy tây nam, hoa trắng vô danh đã nở đầy núi, măng tươi mọc đầy rừng, bao nhiêu dân tộc thì có bấy nhiêu kiểu đón Tết. Người Di có lẽ là đón Tết tiến bộ nhất, trong mấy ngày Tết nam nhân sẽ cáng đáng hết việc nhà coi như báo đáp nữ nhân quanh năm vất vả, đêm tới họ quây quần nhảy dưới ánh trăng. Người Miêu có quan niệm Tết giành cho khách, khách khứa tới nhà được chiêu đãi no nê với ý mong năm sau mưa thuận gió hòa, ngũ cốc đầy bồ. Người Bạch tụ tập với nhau bên bếp lửa và vò rượu, với nam nữ người Hà Nhì thì Tết là thời điểm bọn họ lựa chọn người mình yêu thương.
Đậu Sa trại cũng đón Tết, bọn họ có tập tục đêm giao thừa cùng nhau đốt đống lửa to ở sân phơi, mỗi nhà góp một món ăn, sau đó tụ tập ăn chung, như thế không có nhà nào lo bị đói, năm nay Tết rất vui, vì mọi người kết thúc lao dịch đều trở về bình yên, vài người vốn chuyển vào quan sống để tiện buôn bán cũng trở về trại, huynh đệ Thương Báo quanh năm sống trên núi cũng về, mang theo con lợn rừng cực to góp vào buổi lửa trại, còn tặng tộc trưởng một tấm da hổ.
Khắp thế giới tưng bừng đón Tết, chỉ có Vân gia càng gần Tết thì không khí càng ảm đạm, thằng nhóc vô tâm Vân Nhị rốt cuộc cũng nhớ nhà rồi, nhớ cả người mẹ đang tâm vứt bỏ nó đi, Tịch Nhục cũng không vui, nàng nhờ đám đệ đệ muội muội còn nhỏ của mình, bọn chúng liệu có được bữa cơm bát bảo trong đêm giao thừa không, a mụ bán mình đi, trong nhà hẳn có chút tiền dư.
Vân Đại không có ai để nhớ, mọi năm cứ tới giao thừa y lại một mình lang thang ở quảng trường, lừa dối bản thân cũng có người cùng mình đón năm mới, năm nay có bạn gái rồi, vốn tưởng ít nhất có người cùng mình gói sủi cảo, kết quả tất cả như một giấc mộng.
Tộc trưởng biết ba đứa trẻ đáng thương nhớ nhà, đuổi mấy bà nương ngốc nghếch đi hỏi Vân gia vì sao không chuẩn bị đón Tết, hay định chuẩn bị món gì cho đêm giao thừa. Ông cũng không cho bọn nhóc chạy nhảy đùa nghích gần Vân gia, thở dài, mong rằng năm sau Vân Đại, Vân Nhị sẽ tới tham gia đốt lửa với mọi người.
Vân gia lần đó sa sút gần một tháng mới khôi phục lại tinh thần, lúc này đầu tóc của Vân Đại và Vân Nhị đã mọc rất dài, mới đầu để tóc kiểu dân hippie, về sau thấy vướng víu, Vân Tranh liền bảo Tịch Nhục lấy thừng, tết đuôi sam của hai huynh đệ, đi đường lắc lư rất phong cách. Điều duy nhất không hay là đám người kia cứ tụt quần Vân Nhị xuống, kiểm tra gà con của nó mới thừa nhận nó là con trai, ai bảo nó xinh xẻo quá làm gì, khuê nữ nhà người ta cũng không đẹp bằng.
"Tóc tai là do cha mẹ ban cho, không được tùy tiện hủy hoại." Vân Tranh đột nhiên thành kẻ kiên định chủ nghĩa phong kiến, rất nhiều trẻ con trong thôn dùng lưỡi liềm cạo trọc lóc, chỉ có huynh đệ Vân gia tóc dài mượt mà, điều này cũng phản ánh sự mâu thuẫn của Vân Tranh, lý trí thì ra sức hòa nhập, tiềm thức vẫn có kháng cự.
Vân Tranh thừa nhận y sợ lưỡi liềm, rất nhiều thằng nhóc cắt tóc xong cái đầu nhìn phát tởm, máu me rồi tóc lởm chởm như chó gặm, đám người lớn chìm trong khoái cảm dùng liềm cắt tóc, còn con mình khóc thành bộ dạng gì không ai quản.
Ngày tháng , rồng ngẩng đầu, kho lớn thì đầy, kho nhỏ thì tràn. Đó là câu ngạn ngữ phương bắc, Vân Tranh là người phương bắc chính tông tất nhiên quen thuộc, nhưng không nghe nói tới vụ cắt tóc, sau khi được lão tộc trưởng giải thích mới hiểu, là trừ chấy rận, té ra ngày lễ trong truyền thuyết là thế, khắp trại toàn trọc lớn trọc nhỏ, mỗi huynh đệ Vân gia là dị loại.
Tịch Nhục sáng sớm lấy nước xong trở về, lấy xẻng xúc tro bếp bên ngoài đổ ngược vào trong nhà, còn đổ hai lần, nói với Vân Tranh đó là "dẫn long", nhà có hai huynh đệ nên phải làm hai lần.
Vân Nhị nổi cơn lôi đình, Tịch Nhục làm bẩn chăn của nó, bị Vân Đại đá lăn vào góc tường, tro bếp không chỉ dẫn long, nó còn tác dụng nữa là khử trùng.
Vì ngạn ngữ thời này khác với thời Vân Tranh, bọn họ đọc là " ngày mùng tháng , rồng ngẩng đầu, bọ cạp, rắn rết cũng ngẩng đầu", nghe mà sởn gai ốc, mất mẹ nó luôn không khí ngày lễ.
Vân Tranh kể cho Vân Nhị nghe câu chuyện rết chui vào tai trẻ con, sau đó sinh con đẻ cái, cuối cùng ăn hết não đứa trẻ, mắt nó tròn xoe kinh khủng, cướp lấy cái xẻng của Tịch Nhục, tự đổ đầy tro bếp vào chăn, nó không muốn rết bò lúc nhúc trong đầu.
Con rắn trông nhà không biết chạy đi đâu ngủ đông đã quay về, Vân Tam sủa mấy tiếng đe dọa, thấy Vân Đại, Vân Nhị đều vô cùng hoan nghênh, nên ngầm thừa nhận sự tồn tại của nó.
Tịch Nhục rất là giỏi giang, đuổi hết sạch sâu bọ giun rết khỏi nhà, còn xới đất dưới nhà, trồng rất nhiều hành, rau xanh, hiếm có nhất là nàng cõng Vân Nhị ra bãi sông nhặt đá, dùng đá đắp lên một cái chuồng lợn.
Có chuồng lợn thì không thể không có lợn, Vân Tranh chúa ghét cứ phải hết lần này tới lần khác trả lời người ta vì sao nhà ngươi có chuồng lợn mà không có lợn, bỏ sách xuống chạy ra chợ, mua hai con lợn con đen xì xì về. Thế là Tịch Nhục có thêm công việc, đó là nửa đêm mò dậy nhìn hai con lợn mình nuôi, mặt mãn nguyện hạnh phúc, cũng nhờ thế mà Vân Tranh phát hiện ra, thằng đệ đệ trời đánh buổi tối ngủ với mình, nửa đêm chui vào trong chăn Tịch Nhục, Vân Tranh cảm giác mình giáo dục rất thất bại.
Trong thời gian chờ đợi thi huyện, cuộc sống của Vân Tranh quy luật mà vui vẻ, mỗi sáng sớm con rắn kia từ góc nào đó chui ra, bụng ăn no căng, nhàn nhã quấn tròn người đợi mặt trời tự động chiếu lên người mình, nhìn cảnh đó tức là yên tâm trong nhà thiếu đi một con chuột phá hoại.
Tiếp đó có một con chó vàng há to mồm duỗi thẳng tứ chi, rùng mình vài cái coi như tập thể dục buổi sáng. Thông thường giờ này sẽ có một thiếu nữ mặc váy lam xách thùng nước từ trong lầu đi ra, cẩn thận khép cửa lại, đi xem hai con lợn cưng, phát hiện chúng ụt ịt ngủ ngon lành trên đống cỏ khô mới vui sướng đi ra sông.
- Tịch Nhục, đêm qua thiếu gia ngươi đã ngủ với ngươi chưa? Bà nương nhà Hổ Sơn đang gánh thùng nước ngáp ngắn gáp dài, thấy Tịch Nhục là lên tinh thần, ghé tới chớp chớp mắt hỏi, đẻ được nhi tử trắng trẻo bụ bẩm, thế là cứ hay ra ngoài cửa vạch ti cho con bú, không phải khoe ngực mà là khoe con, bị bà bà đánh cho bao lần không chừa:
- Thiếu gia nhà ta là người đọc sách, rất nhã nhặn, sau này sẽ cưới tiểu thư quan gia yêu kiều, không giống Hổ Sơn nhà cô, ngày nào cũng cũng hành cô lên bờ xuống ruộng. Luận tới nói chuyện nam nữ, Tịch Nhục không hề biết xấu hổ, nữ tử trong núi vốn không ngại chuyện này, mười hai mười ba tuổi sinh con nhiều lắm, thêm vào nàng vốn bị bán tới thanh lâu, thấy nhiều rồi, ai ngán ai:
- Ngốc ạ, trong núi không có nam nhân tốt, thiếu gia nhà ngươi da non thịt mềm, nhéo một cái chảy ra nước, mịn hơn cả vú của ta. Thiếu gia ngươi không mò vào chỗ ngươi, ngươi không biết đợi tiểu thiếu gia ngủ rồi chui vào chăn y sao? Cơ duyên lớn như vậy mà không biết tận dụng, thiếu gia ngươi là người thiện lương, ngủ với ngươi rồi thế nào cho ngươi danh phận, tranh thủ, tối nay luôn đi. Lập tức có một đại thẩm to lớn tiếp lời, giáo dục Tịch Nhục:
Bên sông là nơi tán gẫu, đám nữ nhân lớn nhỏ tụ tập một chỗ, chuyện đầu tiên là nhìn người Tịch Nhục, muốn Tịch Nhục đi lại cho họ xem, có câu chuột nào không trộm mỡ, nhất định là do Tịch Nhục quá bạo dạn, làm tiểu tướng công nhát gan sợ rồi.
Tịch Nhục không tranh cãi với họ, đi tới thượng du sông, kiếm hai phiến lá to rửa sạch, rồi rửa thùng, lấy nước, úp lá lên trên mới xách về nhà.
Vừa đi vừa nghĩ, thi thoảng mặt lại đỏ vô cớ, có điều nghĩ tới ngay cả Lương gia tiểu thư xinh đẹp là thế mà thiếu gia cũng dửng dưng thì nhụt chí.
Sống năm trên đời, chỉ có hai tháng qua mới sống giống con người, lúc trần truồng treo trên giá gỗ, chỉ muốn chết thôi, không ngờ rơi trúng cái ổ phúc, mẹ nói nữ nhân không được tham, có thiếu gia che chở mới được sống tốt thế này, đừng nghĩ nhiều.
Xa xa nhìn thấy hai vị thiếu gia đứng trước nhà làm mấy động tác kỳ quái, niềm vui trong lòng Tịch Nhục như muốn tràn ra ngoài, thấy bọn họ bắt đầu nhảy tưng tưng liền biết sắp xong, chuẩn bị đánh răng, vội bước nhanh hơn.