Mỗi lần mẹ nghiến răng chửi rủa bác sĩ quan thì Sầm Kim thường bất giác lại nhớ đến con trai của ông ta – Vệ Quốc, không biết giờ anh như thế nào? Đã làm thợ bậc hai bậc ba chưa? Hay đã hi sinh trong chiến trận?
Khi nghĩ đến việc anh làm thợ thì trước mắt cô thường hiện ra cái lò hơi của cái nhà máy vào mùa hè năm đó, điều khác biệt là Vệ Quốc đã trở thành một trong những công nhân trong đám công nhân đó, mình trần, cổ vắt một cái khăn bẩn bẩn, mặt dính dầy bụi than đen nhẻm, trông không rõ khuôn mặt, tay cầm một cái xẻng, đi đến bên cạnh đống than như một chú cừu lười biếng, xúc một xẻng than, rồi lại uể oải đến trước cái lò hơi, đổ vào trong.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi về hưu.
Không biết trẻ con bây giờ còn biết đến lò hơi của nhà máy để lấy đá không? E là không biết, đời sống bây giờ đã được nâng cao, tiền trong túi cũng nhiều rồi, kem có thể mua ở khắp nơi, hơn nữa còn là loại cao cấp, ăn ngon hơn nhiều so với mấy viên đá cứng ngắc đó, cái loại đá cứng đó có thể chính là loại đá cho thêm màu mè và đường vào, ngoài vị ngọt lờ lợ ra thì chẳng có vị gì.
Cô nghĩ khả năng Vệ Quốc vào bộ đội lớn hơn, bởi vì bố anh là quân nhân, mà từ nhỏ anh đã muốn đi lính. Nếu anh vào bộ đội thì không biết sẽ là binh chủng gì? Đánh trận hay chưa? Có lập được công không?
Vào thời gian đó, cơ hội đánh trận không nhiều, điều làm cô phấn khích một thời là luôn nghĩ mấy hôm nữa sẽ có người mang huân chương đến tặng cô, trịnh trọng nói với cô:
- Tôi vô cùng thương tiếc báo tin cho cô: đồng chí Vệ Quốc đã hi sinh anh dũng trong cuộc chiến bảo vệ Tố quổc, đây là huân chương chiến công của đồng chí, theo di nguyện lúc sinh thời, chúng tôi trao lại tấm huân chương này cho cô để cô cất giữ.
Cô nghe nói những người lính tham gia cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc trước khi ra tiền tuyến đều phải chuẩn bị sẵn di ảnh, viết sẵn di chúc, đề phòng bất trắc. Cô có thể tưởng tượng ra cảnh Vệ Quốc đang ngồi viết di chúc, nhưng cô không biết giờ trông anh thế nào, cho nên khi nghĩ đến lúc anh viết di chúc thì trước mắt cô lại hiện lên hình ảnh của bác sĩ quan.
Cô tưởng tượng mình đón nhận huân chương chiến công và di vật của Vệ Quốc chẳc sẽ ngất xỉu, giống như mẹ cô khi nghe tin bố cô nhảy hồ tự tử. Nếu nghe thấy tin Vệ Quốc hi sinh mà cô không ngất đi thì thật chẳng ra làm sao. Cô rất lo mình sẽ không ngất đi bởi vì cô chưa bao giờ ngất cả.
Cho đến khi chiến tranh đă kết thúc rất lâu rồi cũng chẳng có ai đem huân chương đến cho cô, cô không biết do Vệ Quốc chưa hi sinh hay trong di chúc anh lại hứa tặng huân chương cho người khác. Dù sao lời hứa của anh với cô là lời hứa hẹn của những năm trước, đã bao nhiêu năm trôi qua, anh đâu còn nhớ lời hứa khi còn nhỏ chứ?
Đôi khi cô nghĩ có thể Vệ Quốc vẫn chưa hi sinh, chỉ là bị thương, giống như ca sĩ Từ Lương, ngồi trên xe lăn, hát bài Ánh hào quang nhuốm máu. Cô nghĩ nhất định mình sẽ không chê anh là người tàn tật, sẽ bất chấp tất cả để chạy đến bên anh, kết hôn với anh, như vậy thật lãng mạn biết bao!
Sau đó cô lại nhớ ra hình như có câu “con một thì không đi lính”, mà Vệ Quốc hình như chỉ là con một, vậy chắc anh không thể đi lính, cho nên cũng sẽ không hi sinh.
Vây rốt cuộc Vệ Quốc đang làm gì?
Không hiểu tại sao cô luôn cảm giác anh vẫn đang sống ở nơi nào đó của thành phổ E, chắc là vì kí ức của cô đối với anh đều nảy sinh ở thành phố E, cho nên cứ khi cô nhớ đến Vệ Quốc thì bối cảnh lại đều là thành phố E.
Nhiều lần cô muốn về thành phố E chơi, nhưng bố mẹ đều không tỏ vẻ gì là hứng thú:
- Đến đó làm cái gì?
Bố nói:
- Bố thật không còn mặt mũi nào về đó, đến giờ bố vẫn chưa được phục hồi chức vụ, thế thì khác gì việc trường trung học xử lý bố là đúng, bố về đó để làm gì? Chỉ tổ khiến người ta chê cười.
Cô nói:
- Thăm lại nó thôi, đó chẳng phải là nơi bố mẹ đã nên duyên sao?
Mẹ nói:
- Nên duyên cái gì mà nên duyên, lúc đó nếu bố con không bị đày đến cái nơi xa xôi hẻo lánh đó thì bố con có ưng mẹ không?
Bố hoảng quá, vội vàng bào chữa:
- Kim Phần, sao em có thể nói như vậy? Lẽ nào anh là loại người đó?
Mẹ vẫn không buông tha:
- Sao anh không phải loại người đó? Khi anh ở tỉnh có để ý gì đến em không?
- Anh…
- Đừng có anh anh anh thế, anh coi em là con ngốc, không nhận ra cái gì sao? Chỉ có thể nói lúc đó em đã bị tình yêu làm cho đầu óc u mê, mắc lừa anh, không biết rằng anh còn có một bà vợ ở quê thôi.
- Em xem em kìa, lại lôi chuyện này ra mỉa mai anh, anh… anh… bao nhiêu năm như vậy còn chưa chuộc được lỗi lầm của anh sao?
Bố mẹ đôi co như vậy khiến cô rất lo, sợ nói đi nói lại sẽ chia cắt tình cảm, vội nhanh chóng đứng ra xoa dịu hai bên:
- Thôi thôi, đều là tại con cả, tự nhiên sinh chuyện, cái thành phố E thối nát đó, đi làm gì, đừng có làm mất hòa khí vì chuyện này.
Có vẻ như mẹ biết cô muốn đến thành phố E là vì Vệ Quốc, cho nên luôn không quên nói móc mấy câu:
- Chẳng biết cái thằng Vệ Quốc đã thay đổi tật cũ hay chưa, nếu đổi được rồi thì cũng là một đứa không tồi, rất trượng nghĩa. Nhưng cái thói tắt mắt hay ăn cắp vặt đó e là khó sửa được, nhỏ thì cái kim sợi chỉ lớn thì lấy trộm tiền vàng.
Cô bênh vực Vệ Quốc:
- Con nghĩ anh ấy bị ảnh hưởng của bố anh ấy, bố anh ấy lúc nhỏ ăn trộm ngô của địa chủ, bị bắt, suýt bị đưa lên quan phủ ngồi nhà lao nhưng đã trốn thoát được, đi lính, thành anh hùng, làm sĩ quan. Có tấm gương thành công như vậy ở bên thì sao anh ấy lại không ăn trộm chứ?
- Nhưng chuyện đó sao giống nhau được?
- Có gì mà không giống? Nếu nói không giống thì anh ấy còn cao thượng hơn bố anh ấy, không phải ăn trộm cho mình mà là vì con muốn ăn chuối nên anh ấy mới đi lấy.
- Đâu có phải nó ăn trộm mỗi lần đó? Nó đã từng nói, từ lâu bố nó bảo nó không được ăn trộm nữa, ăn trộm nữa thì sẽ không nhận nó làm con, vậy chứng tỏ trước đó nó đã có thói quen tắt mắt rồi.
- Thế chắc chắn là vì đứa trẻ nào đó muốn ăn gì đó.
- Cứ thèm ăn lại đi ăn trộm sao? Con nói xem nào, là dưa chuột, cà chua, nào là ngô khoai, không phải nó ăn trộm cả sao? Vậy cũng là vì con muốn ăn?
- Lần nào anh ấy cũng cho con ăn.
- Nhưng không phải vì con muốn ăn mà nó mới đi ăn trộm. Chắc chẳn là đã tạo thành thói quen ăn cắp vặt, cứ thấy đồ ăn được là tiện tay thó, khi không muốn ăn nữa thì cho con ăn.
- Không phải thế, anh ấy rất thích ăn, nhưng anh ấy thấy con nhỏ nên để cho con ăn.
- Nghĩ lại mà thấy sợ, mấy thứ đó đều là lấy thẳng từ ruộng của nông dân rồi cho con ăn, trên mấy thứ đó không, biết đã phun bao nhiêu thuốc trừ sâu, bao nhiêu phân bón, nếu con ăn phải mà chết thì nó có muốn đền cũng không đền nổi mạng con gái mẹ.
Cô cười khúc khích nói:
- Bản thân con cũng ăn trộm rất nhiếu thứ ở ruộng vườn, nhưng cũng có chết đâu. Nếu nói đến chuyện ăn cắp vặt thì con cũng chẳng tốt hơn anh ấy ở chỗ nào, lúc nhỏ con cũng ăn cắp vặt, lẽ nào giờ con vẫn là ăn trộm sao?
Mẹ càu nhàu nói:
- Con khác nó, ở cái trường tiểu học Hồng Tinh đấy trộm cắp hoành hành, làm sao có chuyện con không bị ảnh hưởng?
- Vậy chưa chừng trước đây anh Vệ Quốc cũng từng ở nơi trộm cắp hoành hành như thế.
Mẹ không đấu lại cô thì lại nói ngang như cua:
- Dù thế nào thì con gái mẹ cũng không giống Vệ Quốc.
Cô cũng nói vui để kết thúc cuộc chiến:
-Tất nhiên là không giống rồi, một nam một nữ mà.
Theo cách nhìn nhận của mẹ cô, nhà bác sĩ quan là kẻ thù của nhà cô, nhưng theo cách nhìn nhận của cô thì nhà bác sĩ quan là ân nhân của nhà cô, bác sĩ quan đã cứu bố khi nhảy hố, Vệ Quốc đã cứu cô khi rơi xuống suối, đó đều là ơn cứu mạng.
Mẹ không đồng ý:
- Ơn cái gì? Hai cha con nhà đó đều là hại người trước cứu người sau, công và tội bao biện cho nhau, nhưng tội nhiều hơn công.
- Sao lại là hại người trước cứu người sau?
- Sao lại không thế? Nếu ông sĩ quan đó không vì sự ích kỷ, coi thường người khác, hại bố con thì sao bố con lại phải nhảy hồ tự tử? Ông ta đã ép bố con nhảy, ông ta lại nhảy xuống cứu bố con lên, như vậy có thể coi là ân nhân cứu mạng sao?
- Lúc bác ấy xét xử bố cũng không dự liệu được việc bố sẽ nhảy hồ tự tử, lúc cứu bố lên có lẽ bác ấy cũng không biết đó là bố.
- Phải, vậy càng không thể nói được rằng ông ta định cứu bố con? Nếu ông ta biết đó là bố con chưa biết chừng chẳng thèm cứu.
Mỗi lần nói đến đây cô đều cố gắng không tranh luận với mẹ, việc đã qua rồi, đều là suy đoán và giả định, có cái gì hay mà tranh luận chứ? Nói đi nói lại cũng chẳng thể kết luận được ai đúng ai sai, mà trái lại càng làm cho quan hệ hai mẹ con xấu đi vì tranh luận.
Cô bỏ qua ông sĩ quan, chỉ nói Vệ Quốc:
- Nhưng Vệ Quốc sao lại là hại người trước cứu người sau?
- Nó không đưa con đến chỗ con suối đó thì liệu con có bị nước cuốn đi không? Nếu con suối đó sâu chút nữa, nước chảy xiết chút nữa, nó xuống chậm chút nữa hoặc sức nó yếu chút nữa thì con đã bị chết chìm rồi.
- Nhưng lúc anh ấy đưa con đi sao dự liệu được việc nước con suối đó sẽ lên?
- Đáng nhẽ nó không nên đưa con chạy lung tưng.
- Lần đó không phải là mẹ bảo anh ấy đưa con đi chơi còn gì, chơi đến năm giờ thì về sao?
- Nhưng mẹ không bảo nó đưa con đến chỗ con suối chơi!
Cô cười, chẳng nói đúng sai gì nữa, biết rằng cô càng phản bác thì mẹ sẽ càng nói căng.
Nhưng cô biết mặc dù mẹ cứ tranh cãi khăng khăng như vậy nhưng trong lòng đã dần dần nguôi ngoai, bởi vì cứ những chuyện gì mà hai mẹ con từng tranh luận rồi thì sau đó họ sẽ rất ít khi nhắc tới, không nhắc lại quan điểm của mình, cũng không nhắc lại quan điểm của cô, mà cứ cho nó tan đi như mây khói vậy.
©STENT
Chỉ có một điểm mẹ chưa bao giờ thay đổi, đó chính là việc Vệ Quốc không thích đi học, không thích đọc sách.
Mẹ nói:
- Nhà ta với nhà ông sĩ quan đó là hai gia đình hoàn toàn khác nhau, họ là gia đình công nông binh, sinh ra không phải để học hành, con xem cái thằng Vệ Quốc đấy, từ nhỏ đã không thích học, suốt ngày gây chuyện đánh nhau ở ngoài. Còn gia đình nhà ta đời đời đều là có học vấn, sinh ra là thích học hành, biết học hành. Khi gặp thời kỳ Cách mạng Vãn hóa, người như thằng Vệ Quốc không thích học hành đó lại huyênh hoang là vì có xuất thân tốt. Nhưng đến thời nay chỉ quan tâm đến chuyện thành tích thì gia đình Vệ Quốc sẽ không thể theo nổi.
- Người thuộc gia đình công nông binh thì không thể học hành ạ?
- Tất nhiên rồi, con xem sau khi khôi phục lại kỳ thi đại học thì hai ba thế hệ sinh viên có bao nhiêu người là con cái của gia đình địa chủ, tư bản và phú nông! Tại sao? Là vì gia đình họ chính là gia đình có học.
- Cứ gia đình địa chủ, tư bản và phú nông thì là gia đình có học ạ?
- Đúng thế, họ đã bị coi là gia đình địa chủ, tư bản và phú nông thì chứng tỏ trong xã hội cũ họ là người có tiền, họ có thể cho con cái đi học đại học, được giáo dục. Còn kẻ công nông binh trong xã hội cũ lấy đâu ra tiền cho con đi học? Càng nghèo càng không có tiền đi học, càng không học thì lại càng nghèo.
- Cũng không phải là con cái của gia đình công nông binh nào cũng đều không thích học.
- Tất nhiên là không phải tất cả, nhưng Vệ Quốc chắc chắn là một trong số đó. Nếu giờ cho con cùng học một lớp với Vệ Quốc thì con sẽ là đầu tàu còn nó là đuôi tàu.
Về điểm này cô không có cách nào để thuyết phục mẹ. Thời gian chơi cùng Vệ Quốc cô vẫn chưa đi học, lúc đó cũng không nói đến chuyện thành tích, ai thành tích tốt hay ai là kẻ bạch chuyên[1], cho nên cho dù thành tích của Vệ Quốc không ra gì thì cô cũng không biết rốt cuộc là do anh không học được hay anh không muốn học.
Khi cô đi học thì thành tích của cô rất tốt, đặc biệt là các môn khoa học xã hội, mà đặc biệt hơn là môn viết, có lẽ do được kế thừa gen sáng tác của nhà họ Sầm, ở lớp cô luôn là học sinh giỏi Văn, các bài viết luôn được thầy cô giáo khen ngợi và sử dụng làm bài văn mẫu. Cô từng mấy lần tham gia thi tiểu luận, các cuộc thi lớn nhỏ đều được giải nhất.
Nhưng trong lúc chọn lựa trường trung học chuyên khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội thì bố mẹ cô lại kiên quyết chủ trương cho cô học khoa học tự nhiên, nói khoa học xã hội không chỉ không ra gì mà còn rất nguy hiểm, dễ gây tai họa.
[1] Bạch chuyên là chỉ những người chuyên quan tâm đến nghiên cứu học thuật mà không màng đến chính trị trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. Khi đó, những người này thưởng bị phán xét vì hành vi chỉ tập trung vào nghiên cứu mà không quan tâm đến chính trị, bị coi là theo con đường bạch chuyên.
Cô rất không tán thành:
- Giờ là thời đại nào rồi mà bố mẹ còn sợ văn học gây họa?
Mẹ giáo huấn:
- Con tưởng giờ mọi thứ đã trở lại bình thường, thiên hạ thái bình rồi à? Chỉ cần nhìn trường hợp của bố con là biết xã hội ta có cái nhìn như thế nào đối với giới văn nghệ sĩ, từ trước đến giờ luôn bị ép xuống đáy xã hội, trả cho anh lương ít nhất, bị giao những công việc ít có khả năng lập công nhất, nhưng lại đưa ra yêu cầu cao nhất đối với anh, bắt anh phải nêu rõ tư tưởng của mình, yêu cầu anh phải làm tấm gương cho người khác. Nhưng khi xảy ra chuyện không hay thì… Từ thời Tần Thủy Hoàng đã thế, con hiểu không…?
- Học ngành khoa học tự nhiên cũng không phải là trí thức sao?
- Học ngành khoa học tự nhiên cũng là trí thức, nhưng chính phủ nào cũng cần, không có họ thì sao có thể thực hiện được Bốn hiện đại hóa[2]? Nhưng học khoa học xã hội lại khác, con sẽ không thể tạo ra tên lửa, nếu con lại viết mấy thứ ám chỉ chính phủ thì chính phủ sẽ xử con, mà như vậy cũng không ảnh hưởng đến việc vệ tinh bay vào không gian, cũng bớt phiền phức.
Bố nói:
- Sáng tác là con đường chết, viết ra được và viết không ra được đều phải chịu sự cay đắng. Rất nhiều văn nhân cuối cùng đều tự sát mà chết, tại sao? Tài năng cạn kiệt, viết không ra nổi.
Vậy là cô vào lớp khoa học tự nhiên.
Khoa học tự nhiên cô học cũng rất tốt; nhưng luôn thấy không phải là sở trường nhất của mình, cô chỉ có thể vào trường đại học tự nhiên tốt nhất ở tỉnh, mà nghiên cứu sinh thì phải thi vào đại học G mới được coi là mở mày mở mặt.
[2] Tức hiện đại hóa công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, hiện đại hóa quốc phòng, hiện đại hóa khoa học kỹ thuật.
Cô chẳng hứng thú gì nhiều đối với chuyên ngành mình học, cô thi nghiên cứu sinh, hoàn toàn là vì buồn chán quá, tốt nghiệp đại học rồi được phân đến dạy học ở một trường đại học, không có bạn trai, cuộc sống chẳng có gì thú vị, vậy là thi nghiên cứu sinh cho vui, cũng để cho mọi người biết không phải là cô không tìm được bạn trai mà do bận học nghiên cứu sinh nên không có thời gian tìm bạn trai. Không chỉ như vậy, lúc đó cô cũng rất tin tưởng vào lời nói của mẹ cô, tưởng học nghiên cứu sinh có thể mở rộng phạm vi tìm đối tượng cho mình.
Cô có thể hiểu mối thù của mẹ cô đối với bác sĩ quan, nhưng cô bình tĩnh hơn mẹ cô rất nhiều, hận ông sĩ quan đó thì có tác dụng gì? Người ở thời đó ai chẳng không bị bưng bít khiến cho điên điên đảo đảo?
Còn chuyện bác sĩ quan xử lí bố cô có phải có xen lẫn chút tình cảm cá nhân hay không thì cô không biết. Cô tin bác sĩ quan vẫn thật sự thích mẹ, nhưng nếu bố cô không có cái thóp đó thì bác sĩ quan cũng sẽ không tự dưng gây chuyện để điều chuyển bố cô về quê. Nếu bố là người thân thích của bác sĩ quan, thì có lẽ bác sĩ quan có thể nhắm mắt cho qua khi tiến hành điều tra, hoặc sẽ không cử người đi điều tra bố.
Lịch sử chính là vô số những sự trùng hợp ngẫu nhiên tạo nên, lịch sử của một cá nhân là như vậy, và lịch sử của một quốc gia cũng như vậy.
Mà lịch sử lại là thứ duy nhất không thể lặp lại, đã xảy ra là xảy ra, có thể tính sổ, có thể thưởng phạt, nhưng không thể bắt đẩu lại từ đầu.
Cô không biết bao nhiêu năm qua mẹ cô không tìm được bác sĩ quan hay là tìm được rồi mà không muốn nói cho cô biết, sợ cô sẽ liên hệ với Vệ Quốc. Nhưng cô biết, nếu tìm thấy Vệ Quốc thì chắc chấn cô sẽ nói cho mẹ biết.
Mỗi lần mẹ nghiến răng chửi rủa bác sĩ quan thì Sầm Kim thường bất giác lại nhớ đến con trai của ông ta – Vệ Quốc, không biết giờ anh như thế nào? Đã làm thợ bậc hai bậc ba chưa? Hay đã hi sinh trong chiến trận?
Khi nghĩ đến việc anh làm thợ thì trước mắt cô thường hiện ra cái lò hơi của cái nhà máy vào mùa hè năm đó, điều khác biệt là Vệ Quốc đã trở thành một trong những công nhân trong đám công nhân đó, mình trần, cổ vắt một cái khăn bẩn bẩn, mặt dính dầy bụi than đen nhẻm, trông không rõ khuôn mặt, tay cầm một cái xẻng, đi đến bên cạnh đống than như một chú cừu lười biếng, xúc một xẻng than, rồi lại uể oải đến trước cái lò hơi, đổ vào trong.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi về hưu.
Không biết trẻ con bây giờ còn biết đến lò hơi của nhà máy để lấy đá không? E là không biết, đời sống bây giờ đã được nâng cao, tiền trong túi cũng nhiều rồi, kem có thể mua ở khắp nơi, hơn nữa còn là loại cao cấp, ăn ngon hơn nhiều so với mấy viên đá cứng ngắc đó, cái loại đá cứng đó có thể chính là loại đá cho thêm màu mè và đường vào, ngoài vị ngọt lờ lợ ra thì chẳng có vị gì.
Cô nghĩ khả năng Vệ Quốc vào bộ đội lớn hơn, bởi vì bố anh là quân nhân, mà từ nhỏ anh đã muốn đi lính. Nếu anh vào bộ đội thì không biết sẽ là binh chủng gì? Đánh trận hay chưa? Có lập được công không?
Vào thời gian đó, cơ hội đánh trận không nhiều, điều làm cô phấn khích một thời là luôn nghĩ mấy hôm nữa sẽ có người mang huân chương đến tặng cô, trịnh trọng nói với cô:
- Tôi vô cùng thương tiếc báo tin cho cô: đồng chí Vệ Quốc đã hi sinh anh dũng trong cuộc chiến bảo vệ Tố quổc, đây là huân chương chiến công của đồng chí, theo di nguyện lúc sinh thời, chúng tôi trao lại tấm huân chương này cho cô để cô cất giữ.
Cô nghe nói những người lính tham gia cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc trước khi ra tiền tuyến đều phải chuẩn bị sẵn di ảnh, viết sẵn di chúc, đề phòng bất trắc. Cô có thể tưởng tượng ra cảnh Vệ Quốc đang ngồi viết di chúc, nhưng cô không biết giờ trông anh thế nào, cho nên khi nghĩ đến lúc anh viết di chúc thì trước mắt cô lại hiện lên hình ảnh của bác sĩ quan.
Cô tưởng tượng mình đón nhận huân chương chiến công và di vật của Vệ Quốc chẳc sẽ ngất xỉu, giống như mẹ cô khi nghe tin bố cô nhảy hồ tự tử. Nếu nghe thấy tin Vệ Quốc hi sinh mà cô không ngất đi thì thật chẳng ra làm sao. Cô rất lo mình sẽ không ngất đi bởi vì cô chưa bao giờ ngất cả.
Cho đến khi chiến tranh đă kết thúc rất lâu rồi cũng chẳng có ai đem huân chương đến cho cô, cô không biết do Vệ Quốc chưa hi sinh hay trong di chúc anh lại hứa tặng huân chương cho người khác. Dù sao lời hứa của anh với cô là lời hứa hẹn của những năm trước, đã bao nhiêu năm trôi qua, anh đâu còn nhớ lời hứa khi còn nhỏ chứ?
Đôi khi cô nghĩ có thể Vệ Quốc vẫn chưa hi sinh, chỉ là bị thương, giống như ca sĩ Từ Lương, ngồi trên xe lăn, hát bài Ánh hào quang nhuốm máu. Cô nghĩ nhất định mình sẽ không chê anh là người tàn tật, sẽ bất chấp tất cả để chạy đến bên anh, kết hôn với anh, như vậy thật lãng mạn biết bao!
Sau đó cô lại nhớ ra hình như có câu “con một thì không đi lính”, mà Vệ Quốc hình như chỉ là con một, vậy chắc anh không thể đi lính, cho nên cũng sẽ không hi sinh.
Vây rốt cuộc Vệ Quốc đang làm gì?
Không hiểu tại sao cô luôn cảm giác anh vẫn đang sống ở nơi nào đó của thành phổ E, chắc là vì kí ức của cô đối với anh đều nảy sinh ở thành phố E, cho nên cứ khi cô nhớ đến Vệ Quốc thì bối cảnh lại đều là thành phố E.
Nhiều lần cô muốn về thành phố E chơi, nhưng bố mẹ đều không tỏ vẻ gì là hứng thú:
- Đến đó làm cái gì?
Bố nói:
- Bố thật không còn mặt mũi nào về đó, đến giờ bố vẫn chưa được phục hồi chức vụ, thế thì khác gì việc trường trung học xử lý bố là đúng, bố về đó để làm gì? Chỉ tổ khiến người ta chê cười.
Cô nói:
- Thăm lại nó thôi, đó chẳng phải là nơi bố mẹ đã nên duyên sao?
Mẹ nói:
- Nên duyên cái gì mà nên duyên, lúc đó nếu bố con không bị đày đến cái nơi xa xôi hẻo lánh đó thì bố con có ưng mẹ không?
Bố hoảng quá, vội vàng bào chữa:
- Kim Phần, sao em có thể nói như vậy? Lẽ nào anh là loại người đó?
Mẹ vẫn không buông tha:
- Sao anh không phải loại người đó? Khi anh ở tỉnh có để ý gì đến em không?
- Anh…
- Đừng có anh anh anh thế, anh coi em là con ngốc, không nhận ra cái gì sao? Chỉ có thể nói lúc đó em đã bị tình yêu làm cho đầu óc u mê, mắc lừa anh, không biết rằng anh còn có một bà vợ ở quê thôi.
- Em xem em kìa, lại lôi chuyện này ra mỉa mai anh, anh… anh… bao nhiêu năm như vậy còn chưa chuộc được lỗi lầm của anh sao?
Bố mẹ đôi co như vậy khiến cô rất lo, sợ nói đi nói lại sẽ chia cắt tình cảm, vội nhanh chóng đứng ra xoa dịu hai bên:
- Thôi thôi, đều là tại con cả, tự nhiên sinh chuyện, cái thành phố E thối nát đó, đi làm gì, đừng có làm mất hòa khí vì chuyện này.
Có vẻ như mẹ biết cô muốn đến thành phố E là vì Vệ Quốc, cho nên luôn không quên nói móc mấy câu:
- Chẳng biết cái thằng Vệ Quốc đã thay đổi tật cũ hay chưa, nếu đổi được rồi thì cũng là một đứa không tồi, rất trượng nghĩa. Nhưng cái thói tắt mắt hay ăn cắp vặt đó e là khó sửa được, nhỏ thì cái kim sợi chỉ lớn thì lấy trộm tiền vàng.
Cô bênh vực Vệ Quốc:
- Con nghĩ anh ấy bị ảnh hưởng của bố anh ấy, bố anh ấy lúc nhỏ ăn trộm ngô của địa chủ, bị bắt, suýt bị đưa lên quan phủ ngồi nhà lao nhưng đã trốn thoát được, đi lính, thành anh hùng, làm sĩ quan. Có tấm gương thành công như vậy ở bên thì sao anh ấy lại không ăn trộm chứ?
- Nhưng chuyện đó sao giống nhau được?
- Có gì mà không giống? Nếu nói không giống thì anh ấy còn cao thượng hơn bố anh ấy, không phải ăn trộm cho mình mà là vì con muốn ăn chuối nên anh ấy mới đi lấy.
- Đâu có phải nó ăn trộm mỗi lần đó? Nó đã từng nói, từ lâu bố nó bảo nó không được ăn trộm nữa, ăn trộm nữa thì sẽ không nhận nó làm con, vậy chứng tỏ trước đó nó đã có thói quen tắt mắt rồi.
- Thế chắc chắn là vì đứa trẻ nào đó muốn ăn gì đó.
- Cứ thèm ăn lại đi ăn trộm sao? Con nói xem nào, là dưa chuột, cà chua, nào là ngô khoai, không phải nó ăn trộm cả sao? Vậy cũng là vì con muốn ăn?
- Lần nào anh ấy cũng cho con ăn.
- Nhưng không phải vì con muốn ăn mà nó mới đi ăn trộm. Chắc chẳn là đã tạo thành thói quen ăn cắp vặt, cứ thấy đồ ăn được là tiện tay thó, khi không muốn ăn nữa thì cho con ăn.
- Không phải thế, anh ấy rất thích ăn, nhưng anh ấy thấy con nhỏ nên để cho con ăn.
- Nghĩ lại mà thấy sợ, mấy thứ đó đều là lấy thẳng từ ruộng của nông dân rồi cho con ăn, trên mấy thứ đó không, biết đã phun bao nhiêu thuốc trừ sâu, bao nhiêu phân bón, nếu con ăn phải mà chết thì nó có muốn đền cũng không đền nổi mạng con gái mẹ.
Cô cười khúc khích nói:
- Bản thân con cũng ăn trộm rất nhiếu thứ ở ruộng vườn, nhưng cũng có chết đâu. Nếu nói đến chuyện ăn cắp vặt thì con cũng chẳng tốt hơn anh ấy ở chỗ nào, lúc nhỏ con cũng ăn cắp vặt, lẽ nào giờ con vẫn là ăn trộm sao?
Mẹ càu nhàu nói:
- Con khác nó, ở cái trường tiểu học Hồng Tinh đấy trộm cắp hoành hành, làm sao có chuyện con không bị ảnh hưởng?
- Vậy chưa chừng trước đây anh Vệ Quốc cũng từng ở nơi trộm cắp hoành hành như thế.
Mẹ không đấu lại cô thì lại nói ngang như cua:
- Dù thế nào thì con gái mẹ cũng không giống Vệ Quốc.
Cô cũng nói vui để kết thúc cuộc chiến:
-Tất nhiên là không giống rồi, một nam một nữ mà.
Theo cách nhìn nhận của mẹ cô, nhà bác sĩ quan là kẻ thù của nhà cô, nhưng theo cách nhìn nhận của cô thì nhà bác sĩ quan là ân nhân của nhà cô, bác sĩ quan đã cứu bố khi nhảy hố, Vệ Quốc đã cứu cô khi rơi xuống suối, đó đều là ơn cứu mạng.
Mẹ không đồng ý:
- Ơn cái gì? Hai cha con nhà đó đều là hại người trước cứu người sau, công và tội bao biện cho nhau, nhưng tội nhiều hơn công.
- Sao lại là hại người trước cứu người sau?
- Sao lại không thế? Nếu ông sĩ quan đó không vì sự ích kỷ, coi thường người khác, hại bố con thì sao bố con lại phải nhảy hồ tự tử? Ông ta đã ép bố con nhảy, ông ta lại nhảy xuống cứu bố con lên, như vậy có thể coi là ân nhân cứu mạng sao?
- Lúc bác ấy xét xử bố cũng không dự liệu được việc bố sẽ nhảy hồ tự tử, lúc cứu bố lên có lẽ bác ấy cũng không biết đó là bố.
- Phải, vậy càng không thể nói được rằng ông ta định cứu bố con? Nếu ông ta biết đó là bố con chưa biết chừng chẳng thèm cứu.
Mỗi lần nói đến đây cô đều cố gắng không tranh luận với mẹ, việc đã qua rồi, đều là suy đoán và giả định, có cái gì hay mà tranh luận chứ? Nói đi nói lại cũng chẳng thể kết luận được ai đúng ai sai, mà trái lại càng làm cho quan hệ hai mẹ con xấu đi vì tranh luận.
Cô bỏ qua ông sĩ quan, chỉ nói Vệ Quốc:
- Nhưng Vệ Quốc sao lại là hại người trước cứu người sau?
- Nó không đưa con đến chỗ con suối đó thì liệu con có bị nước cuốn đi không? Nếu con suối đó sâu chút nữa, nước chảy xiết chút nữa, nó xuống chậm chút nữa hoặc sức nó yếu chút nữa thì con đã bị chết chìm rồi.
- Nhưng lúc anh ấy đưa con đi sao dự liệu được việc nước con suối đó sẽ lên?
- Đáng nhẽ nó không nên đưa con chạy lung tưng.
- Lần đó không phải là mẹ bảo anh ấy đưa con đi chơi còn gì, chơi đến năm giờ thì về sao?
- Nhưng mẹ không bảo nó đưa con đến chỗ con suối chơi!
Cô cười, chẳng nói đúng sai gì nữa, biết rằng cô càng phản bác thì mẹ sẽ càng nói căng.
Nhưng cô biết mặc dù mẹ cứ tranh cãi khăng khăng như vậy nhưng trong lòng đã dần dần nguôi ngoai, bởi vì cứ những chuyện gì mà hai mẹ con từng tranh luận rồi thì sau đó họ sẽ rất ít khi nhắc tới, không nhắc lại quan điểm của mình, cũng không nhắc lại quan điểm của cô, mà cứ cho nó tan đi như mây khói vậy.
STENT
Chỉ có một điểm mẹ chưa bao giờ thay đổi, đó chính là việc Vệ Quốc không thích đi học, không thích đọc sách.
Mẹ nói:
- Nhà ta với nhà ông sĩ quan đó là hai gia đình hoàn toàn khác nhau, họ là gia đình công nông binh, sinh ra không phải để học hành, con xem cái thằng Vệ Quốc đấy, từ nhỏ đã không thích học, suốt ngày gây chuyện đánh nhau ở ngoài. Còn gia đình nhà ta đời đời đều là có học vấn, sinh ra là thích học hành, biết học hành. Khi gặp thời kỳ Cách mạng Vãn hóa, người như thằng Vệ Quốc không thích học hành đó lại huyênh hoang là vì có xuất thân tốt. Nhưng đến thời nay chỉ quan tâm đến chuyện thành tích thì gia đình Vệ Quốc sẽ không thể theo nổi.
- Người thuộc gia đình công nông binh thì không thể học hành ạ?
- Tất nhiên rồi, con xem sau khi khôi phục lại kỳ thi đại học thì hai ba thế hệ sinh viên có bao nhiêu người là con cái của gia đình địa chủ, tư bản và phú nông! Tại sao? Là vì gia đình họ chính là gia đình có học.
- Cứ gia đình địa chủ, tư bản và phú nông thì là gia đình có học ạ?
- Đúng thế, họ đã bị coi là gia đình địa chủ, tư bản và phú nông thì chứng tỏ trong xã hội cũ họ là người có tiền, họ có thể cho con cái đi học đại học, được giáo dục. Còn kẻ công nông binh trong xã hội cũ lấy đâu ra tiền cho con đi học? Càng nghèo càng không có tiền đi học, càng không học thì lại càng nghèo.
- Cũng không phải là con cái của gia đình công nông binh nào cũng đều không thích học.
- Tất nhiên là không phải tất cả, nhưng Vệ Quốc chắc chắn là một trong số đó. Nếu giờ cho con cùng học một lớp với Vệ Quốc thì con sẽ là đầu tàu còn nó là đuôi tàu.
Về điểm này cô không có cách nào để thuyết phục mẹ. Thời gian chơi cùng Vệ Quốc cô vẫn chưa đi học, lúc đó cũng không nói đến chuyện thành tích, ai thành tích tốt hay ai là kẻ bạch chuyên[], cho nên cho dù thành tích của Vệ Quốc không ra gì thì cô cũng không biết rốt cuộc là do anh không học được hay anh không muốn học.
Khi cô đi học thì thành tích của cô rất tốt, đặc biệt là các môn khoa học xã hội, mà đặc biệt hơn là môn viết, có lẽ do được kế thừa gen sáng tác của nhà họ Sầm, ở lớp cô luôn là học sinh giỏi Văn, các bài viết luôn được thầy cô giáo khen ngợi và sử dụng làm bài văn mẫu. Cô từng mấy lần tham gia thi tiểu luận, các cuộc thi lớn nhỏ đều được giải nhất.
Nhưng trong lúc chọn lựa trường trung học chuyên khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội thì bố mẹ cô lại kiên quyết chủ trương cho cô học khoa học tự nhiên, nói khoa học xã hội không chỉ không ra gì mà còn rất nguy hiểm, dễ gây tai họa.
[] Bạch chuyên là chỉ những người chuyên quan tâm đến nghiên cứu học thuật mà không màng đến chính trị trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. Khi đó, những người này thưởng bị phán xét vì hành vi chỉ tập trung vào nghiên cứu mà không quan tâm đến chính trị, bị coi là theo con đường bạch chuyên.
Cô rất không tán thành:
- Giờ là thời đại nào rồi mà bố mẹ còn sợ văn học gây họa?
Mẹ giáo huấn:
- Con tưởng giờ mọi thứ đã trở lại bình thường, thiên hạ thái bình rồi à? Chỉ cần nhìn trường hợp của bố con là biết xã hội ta có cái nhìn như thế nào đối với giới văn nghệ sĩ, từ trước đến giờ luôn bị ép xuống đáy xã hội, trả cho anh lương ít nhất, bị giao những công việc ít có khả năng lập công nhất, nhưng lại đưa ra yêu cầu cao nhất đối với anh, bắt anh phải nêu rõ tư tưởng của mình, yêu cầu anh phải làm tấm gương cho người khác. Nhưng khi xảy ra chuyện không hay thì… Từ thời Tần Thủy Hoàng đã thế, con hiểu không…?
- Học ngành khoa học tự nhiên cũng không phải là trí thức sao?
- Học ngành khoa học tự nhiên cũng là trí thức, nhưng chính phủ nào cũng cần, không có họ thì sao có thể thực hiện được Bốn hiện đại hóa[]? Nhưng học khoa học xã hội lại khác, con sẽ không thể tạo ra tên lửa, nếu con lại viết mấy thứ ám chỉ chính phủ thì chính phủ sẽ xử con, mà như vậy cũng không ảnh hưởng đến việc vệ tinh bay vào không gian, cũng bớt phiền phức.
Bố nói:
- Sáng tác là con đường chết, viết ra được và viết không ra được đều phải chịu sự cay đắng. Rất nhiều văn nhân cuối cùng đều tự sát mà chết, tại sao? Tài năng cạn kiệt, viết không ra nổi.
Vậy là cô vào lớp khoa học tự nhiên.
Khoa học tự nhiên cô học cũng rất tốt; nhưng luôn thấy không phải là sở trường nhất của mình, cô chỉ có thể vào trường đại học tự nhiên tốt nhất ở tỉnh, mà nghiên cứu sinh thì phải thi vào đại học G mới được coi là mở mày mở mặt.
[] Tức hiện đại hóa công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, hiện đại hóa quốc phòng, hiện đại hóa khoa học kỹ thuật.
Cô chẳng hứng thú gì nhiều đối với chuyên ngành mình học, cô thi nghiên cứu sinh, hoàn toàn là vì buồn chán quá, tốt nghiệp đại học rồi được phân đến dạy học ở một trường đại học, không có bạn trai, cuộc sống chẳng có gì thú vị, vậy là thi nghiên cứu sinh cho vui, cũng để cho mọi người biết không phải là cô không tìm được bạn trai mà do bận học nghiên cứu sinh nên không có thời gian tìm bạn trai. Không chỉ như vậy, lúc đó cô cũng rất tin tưởng vào lời nói của mẹ cô, tưởng học nghiên cứu sinh có thể mở rộng phạm vi tìm đối tượng cho mình.
Cô có thể hiểu mối thù của mẹ cô đối với bác sĩ quan, nhưng cô bình tĩnh hơn mẹ cô rất nhiều, hận ông sĩ quan đó thì có tác dụng gì? Người ở thời đó ai chẳng không bị bưng bít khiến cho điên điên đảo đảo?
Còn chuyện bác sĩ quan xử lí bố cô có phải có xen lẫn chút tình cảm cá nhân hay không thì cô không biết. Cô tin bác sĩ quan vẫn thật sự thích mẹ, nhưng nếu bố cô không có cái thóp đó thì bác sĩ quan cũng sẽ không tự dưng gây chuyện để điều chuyển bố cô về quê. Nếu bố là người thân thích của bác sĩ quan, thì có lẽ bác sĩ quan có thể nhắm mắt cho qua khi tiến hành điều tra, hoặc sẽ không cử người đi điều tra bố.
Lịch sử chính là vô số những sự trùng hợp ngẫu nhiên tạo nên, lịch sử của một cá nhân là như vậy, và lịch sử của một quốc gia cũng như vậy.
Mà lịch sử lại là thứ duy nhất không thể lặp lại, đã xảy ra là xảy ra, có thể tính sổ, có thể thưởng phạt, nhưng không thể bắt đẩu lại từ đầu.
Cô không biết bao nhiêu năm qua mẹ cô không tìm được bác sĩ quan hay là tìm được rồi mà không muốn nói cho cô biết, sợ cô sẽ liên hệ với Vệ Quốc. Nhưng cô biết, nếu tìm thấy Vệ Quốc thì chắc chấn cô sẽ nói cho mẹ biết.