Ngãi Mễ nói, cô ấy là người thích nấu cơm mà không thích thu dọn bát đũa. Điều này cũng thể hiện rõ trong chuyện viết lách, thích viết tiểu thuyết nhưng không thích viết tái bút. Mặc dù hiện tại Ngải Mễ và Hoàng Nhan đều rất ít khi nấu cơm, nhưng khi Ngải Mễ nấu cơm thì nhất định sẽ bắt Hoàng Nhan thu dọn bát đũa. Và mỗi lần viết xong một câu chuyện, Ngải Mễ đều yêu cầu Hoàng Nhan viết tái bút. Chỉ có điều Ngải Mễ là người hay sốt ruột, thấy Hoàng Nhan cứ lề mể thì không đợi nỗi, đành tự mình viết lấy.
Nhưng sau khi viết xong cuốn Trúc mã thanh mai, Ngải Mễ không bảo Hoàng Nhan “thu dọn bát đũa” cho cô, mà kêu gọi mọi người cùng nhau làm, khiến Hoàng Nhan vô cùng tiu nghỉu, phải chăng trong mắt Ngải Mễ, “bảo đao” của Hoàng Nhan đã cùn rồi ư?
Nếu đối tượng được kêu gọi là “mọi người” thì Hoàng Nhan sẽ tự nguyện tiến cử mình đảm nhận vai trò “thu dọn bát đũa”, chắc cũng không có gì là quá, bởi vì hiện tại “nhà” của Hoàng Nhan cũng đã rất to rồi, tứ đại đồng đường, già thì đến gần trăm tuổi, nhỏ thì lẫm chẫm mới biết đi, ai dám nói nhà chúng ta không to chứ?
Không nhớ cuốn Trúc mã thanh mai là quyển thứ mấy Ngải Mễ viết, nhưng Hoàng Nhan có thể nói rằng: Câu chuyện này là một trong những câu chuyện kịch tính nhất mà Ngải Mễ đã từng viết, ba thế hệ, yêu hận tình thù đan xem phức tạp, bao thăng trầm buồn vui lẫn lộn, đậm chất kịch hơn cả kịch!
Những tình tiết mang đậm chất kịch nhất là khi viết chuyện này, Ngải Mễ vẫn chưa biết có cảnh trùng phùng vào Lễ Giáng Sinh, phần kết lúc đó chỉ định dừng ở đoạn thân phận của Tiểu Kim và Victor được làm rõ, Chỉ Thanh và Lận Phong về với nhau.
Nói cách khác câu chuyện này bắt đầu viết khi Sầm Kim rơi vào vực sâu của “chuyến tàu lượn siêu tốc” trong cuộc đời, đó là lý do tại sao khi vừa viết xong cuốn Cát bụi mịt mù, Ngải Mễ đã vội vàng bắt tay vào viết câu chuyện này, bình thường cô ấy sẽ nghĩ ngơi một hai tuần rồi mới viết tiếp.
Không ít người từng nói rằng, câu chuyện Ngải Mễ viết đã giúp họ vượt qua những thời điểm đau khổ nhất trong cuộc đời. Trong số này, có người là độc giả, có người là nguyên mẫu nhân vật. Lí do của độc giả thì đa dạng, nhưng lí do của nguyên mẫu nhân vật thì hầu như giống nhau: Bận rộn cung cấp tư liệu cho câu chuyện, bận rộn theo dõi câu chuyện, bận rộn theo sát ý kiến của độc giả, về mặt khách quan những việc đó đã khiến cho họ không có quá nhiều thời gian để đau khổ. Khi đọc câu chuyện của mình, nguyên mẫu nhân vật sẽ thoát khỏi cái tôi, bàng quang cuộc sống của người khác, cũng giúp cho họ kéo giãn khoảng cách, đào sâu suy nghĩ, xem xét một cách khách quan và toàn diện hơn về một cuộc tình. Còn đọc những ý kiến vốn là trí tuệ của quần chúng thì sẽ khiến cho sự đau khổ của mình được thăng hoa.
Ngải Mễ bắt đều viết Trúc mã thanh mai nhằm vào mục đích này, nhưng cô sớm nhận ra việc tái hôn của Vệ Quốc có thể là truyện thần thoại, mặc dù từ lâu cô đã quyết định sẽ không viết câu chuyện kiểu “để vun đắp cho đối phương mà tự mình né tránh” nữa, nhưng cung giương lên mà chưa lắp tên, đã đặt bút rồi, đâm lao đành phải theo lao thôi, hơn nữa nó vẫn mang đầy kịch tính.
Mặc dù Sầm Kim tin chắc Vệ Quốc đã tái hôn thật, nhưng Ngải Mễ lại không cho là như vậy, sau khi nghe Sầm Kim kể lại toàn bộ câu chuyện, cô đã nói rất quả quyết rằng: Chắc chắn Vệ Quốc chưa tái hôn, không tin chúng ta chờ mà xem, có lẽ viết thì cứ viết, Vệ Quốc sẽ nhảy ra thừa nhận sự thật.
Thực tế đã chứng minh sự suy đoán của Ngải Mễ là chính xác, mặc dù không phải Vệ Quốc nhảy ra thừa nhận, nhưng việc Vệ Quốc không tái hôn đã được Ngải Mễ nói trúng.
Thực tế cũng đã chứng minh được rằng, trong Ngải Viên không chỉ có mình Ngải Mễ giỏi giang, rất nhiều độc giả đều đoán Vệ Quốc vẫn chưa kết hôn, thanh thế của “đội quân ủng hộ Vệ Quốc” rất lớn, mặc dù có một vài người tỏ ý nghi ngờ, nhưng trước sự cổ vũ của “đội hộ Vệ” mọi người đều kiên định hơn, tiếp tục “hộ Vệ”.
So với hoàn cảnh của Hoàng Nhan trong Mười năm sóng gió, hoàn cảnh của Vệ Quốc vẫn được coi là may mắn hơn nhiều!
Chứng tỏ độc giả đã trưởng thành, hiểu sâu sắc hơn bản chất của con người.
Cũng chứng tỏ quyết định không viết những câu chuyện kiểu “vì vun đắp cho đối phu7ng đã tự mình né tránh” là hoàn toàn đúng đắn.
Câu chuyện này không chỉ giàu kịch tính, mà còn giàu sự xung đột.
Trước tiên là sự xung đột về khái niệm tình yêu giữa Ngải Mễ và Hoàng Nhan.
Khái niệm về tình yêu của Ngải Mễ có thể khái quát là “chỉ có thể có sự tiếp tục về thời gian, không thể có sự tồn tại với không gian”.
Ngải Mễ mặc dù từng viết về tình yêu ngoài hôn nhân, như chuyện tình của Hải Luân và Benny trong Không biết tương lai, Thạch Yến và Hoàng Hải trong Đến chết không hối tiếc, nhưng đó đều không được coi là “cùng tồn tại về không gian”, vì khi đó bọn họ đã không còn yêu chồng, cũng không còn sống với chồng.
Còn sự “cùng tồn tại về không gian” trong Trúc mã thanh mai là “sự cùng tồn tại” thực sự, cho dù về mặt tình cảm hay về mặt tình dục, đều có hiện tượng “cùng tồn tại”. Nhưng sự “cùng tồn tại” này lại có bối cảnh lịch sử đặc biệt, nếu không có phong trào mùng Bốn tháng Sáu thì sẽ không xảy ra hiện tượng “cùng tồn tại” đó, điều này có sự khác biệt về bản chất với “tình yêu ngoài hôn nhân”.
Về điểm này, Ngải Mễ sẽ có bài phân tích riêng, tôi không đề cập nhiều ở đây nữa.
Tiếp theo là sự xung đột lớn trong quan niệm truyền thống.
Mấy nhân vật chính trong câu chuyện đều khiến chúng ta cảm thấy mới mẻ, hầu hết họ đều không xuất hiện một cách bình thường, điểm chúng ta quan tâm nhất thì họ lại có thể không quan tâm, điểm chúng ta không quan tâm nhất thì họ lại có thể rất quan tâm. Đây là yếu tố quan trọng cấu thành nên câu chuyện, nếu họ giống như chúng ta, mọi mặt đều giống chúng ta thì đã chẳng có chuyện.
Quỹ đạo cuộc sống của ba thế hệ trong câu chuyện tiết lộ cho ta thấy một chân lí: Cuộc sống có rất nhiều đau khổ, đều là “sự đau khổ trong quan niệm”, mà “sự đau khổ trong quan niệm” đều có thể thông qua việc điều chỉnh, thay đổi quan niệm để xoa bỏ, thậm chí là tránh khỏi.
“Sự đau khổ trong quan niệm” không phải là sự đau khổ về mặt thể xác. Ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, bị đánh đập chửi rủa là sự đau khổ về thể xác, mât việc tuy không phải là sự đau khổ trực tiếp về mặt thể xác, nhưng nó dẫn đến sự đau khổ về thể xác, cho nên những cái đó không thể coi là “sự đau khổ trong quan niệm”.
Vậy sự đau khổ trong quan niệm là gì?
Lấy Trúc mã thanh mai làm ví dụ, khi tưởng Tiểu Kim và Duy Kim là anh em cùng cha khác mẹ, Sầm Kim đã cảm thấy đau khổ vì nghĩ hai đứa đã quan hệ với nhau, đây chính là “sự đau khổ trong quan niệm”, bởi vì điều này hoàn toàn là sự đau khổ về tinh thần do các khái niệm “cam luyen là xấu xa”, “tội cam luyen rất ghê tởm” gây ra.
Khi chưa biết Tiểu Kim và Tiểu Duy là anh em thì Sầm Kim sẽ không cảm nhận được sự dau khổ này; khi biết được sự thật Tiểu Kim và Duy Kim không phải là anh em thì cô cũng sẽ không cảm thấy đau khổ, chỉ khi tưởng Tiểu Kim và Duy Kim là anh em, cô mới cảm nhận được sự đau khổ này, nguyên nhân dẫn đến đau khổ không phải về mặt thể xác mà là do quan điểm, cho nên chúng ta gọi đó là “sự đau khổ trong quan niệm”.
Sự đau khổ trong quan niệm được gây ra bởi một số quan niệm, người không có quan niệm đó sẽ không cảm nhận được sự đau khổ đó. Ví dụ như Tiểu Kim, trong đầu không có uqn niệm “tội cam luyen rất ghê tởm”, hoặc nếu cô bé không cho rằng anh em quan hệ với nhau là tội ác thì cô bé sẽ không cảm nhận được sự đau khổ này.
Khi đã nghĩ thông suốt được điểm này và thay đổi quan niệm thì Sầm Kim cũng sẽ không cảm thấy đau khổ vì chuyện này nữa.
Vẫn lấy Trúc mã thanh mai làm ví dụ, Chỉ Thanh và Sầm Kim đều có quan niệm con gái quan hệ với người khác thì con gái bị “thiệt thòi” cho nên họ nghiêm ngặt đề phòng. Không đề phòng được thì lại chuyển sang lo lắng. Nếu mối lo lắng không được gỡ bỏ thì sẽ trở thành nỗi đau.
Nhưng đứng trê gó độ khách quan mà nói, con gái có quan hệ với người khác không phải “bị thiệt thòi”, mà phải coi là có được niềm vui trong tình dục. Xã hội hiện đại Mỹ không phải xã hội Trung Quốc cũ, chẳng ai coi chuyện trinh tiết của con gái là chuyện ghê gớm, phụ nữ sẽ không vì bị “mất trinh” mà “mất giá”, cho nên trong thực tế không tồn tại cách hiểu “bị thiệt thòi”.
Quan niệm của Tiểu Kim về vấn đề này khác với bố mẹ cô, nên bạn trai không muốn quan hệ với cô thì chứng tỏ cô thiếu sức hấp dẫn, cho nên cô sẽ không có sự đau khổ trong quan niệm “cứ quan hệ thì con gái sẽ chịu thiệt”.
Mặc dù Tiều Kim không đau khổ vì quan niệm “chữ trinh” và “bị thiệt thòi”, nhưng cô có thề đau khổ vì quan niệm “cơ thể phát triển chưa đầy đủ, thiếu sức hấp dẫn, khiến bạn trai không muốn quan hệ với mình”.
Xem ra quan niệm xưa có thể mang lại sự đau khổ cho con người, quan niệm mới cũng có thể mang lại sự đau khổ cho con người.
Mỗi chúng ta đều bị bó buộc bởi các kiểu quan niệm, các quan niệm này đeo bám chúng ta bao nhiêu năm, đến nỗi chúng ta cũng không cảm thấy chúng là những “quan niệm”, càng không cảm thấy chúng gò bó chúng ta, chúng đã trở thành những cái đúng đắn, trở thành tín ngưỡng cuộc sống của chúng ta. Nếu có ai đó nói với chúng ta rằng quan niệm của anh là sai, thì rất có thể chúng ta sẹ ngẩn tò te hồi lâu mà không phát hiện ra.
Ví dụ như quan niệm “cùng nhau sống đến đầu bạc răng long” là quan niệm dẳ ăn sâu vào đầu óc chúng ta, thậm chí người ta không nhớ quan niệm đó bắt nguồn từ đâu, nhưng họ đều nhận thức một cách thâm căn cố đế rằng, chỉ khi tình yêu được cùng sống với nhau đến khi đầu bạc răng long mới được coi là tình yêu, chỉ khi cùng nhau sống đến đầu bạc răng long mới được coi là hạnh phúc. Tình yêu không cùng nhau sống đến đầu bạc răng long thì không được coi là tình yêu. Nếu sống đến đầu bạc răng long thì là nỗ bất hạnh của chúng ta, hoặc là ta đã nhìn nhầm người, hoặc là ta đã làm sai ở đâu đó, nếu không chắc chắn sẽ phải sống đến đầu bạc răng long.
Cách nghĩ như vậy sẽ phải gánh chịu rất nhiều sự đau khổ trong quan niệm bởi vì chuyện sống đến đầu bạc răng long không phải bạn muốn là được, cũng không phải chỉ cần bạn cố gắng là nhất định sẽ thực hiện được.
Nếu nghĩ kĩ một chút bạn sẽ phát hiện ra sự đau khổ mà chúng ta cảm nhận được phần lớn là sự đau khổ trong quan niệm, vì trong số các độc giả của Ngải Viên, số người ăn không đủ no, mặc không đủ ấm chiếm rất ít.
Trúc mã thanh mai đã tác động đến rất nhiều quan niệm thâm căn cố đế, câu chuyện tình yêu cảm động lòng người đã khiến chúng ta có nhiều suy nghĩ đi ngược với quan niệm truyền thống, từ đó có sự thay đổi về tư tưởng và càng có nhiều tư duy tự do hơn.
Sau đó, khi gặp đau khổ, bạn có thể bình tĩnh lại, phân tích sự đau khổ đó xem có phải là sự đau khổ trong quan niệm hay không, nếu đúng như vậy thì bạn nên thay đổi quan niệm để hoá giải sự đau khổ này.
Ngãi Mễ nói, cô ấy là người thích nấu cơm mà không thích thu dọn bát đũa. Điều này cũng thể hiện rõ trong chuyện viết lách, thích viết tiểu thuyết nhưng không thích viết tái bút. Mặc dù hiện tại Ngải Mễ và Hoàng Nhan đều rất ít khi nấu cơm, nhưng khi Ngải Mễ nấu cơm thì nhất định sẽ bắt Hoàng Nhan thu dọn bát đũa. Và mỗi lần viết xong một câu chuyện, Ngải Mễ đều yêu cầu Hoàng Nhan viết tái bút. Chỉ có điều Ngải Mễ là người hay sốt ruột, thấy Hoàng Nhan cứ lề mể thì không đợi nỗi, đành tự mình viết lấy.
Nhưng sau khi viết xong cuốn Trúc mã thanh mai, Ngải Mễ không bảo Hoàng Nhan “thu dọn bát đũa” cho cô, mà kêu gọi mọi người cùng nhau làm, khiến Hoàng Nhan vô cùng tiu nghỉu, phải chăng trong mắt Ngải Mễ, “bảo đao” của Hoàng Nhan đã cùn rồi ư?
Nếu đối tượng được kêu gọi là “mọi người” thì Hoàng Nhan sẽ tự nguyện tiến cử mình đảm nhận vai trò “thu dọn bát đũa”, chắc cũng không có gì là quá, bởi vì hiện tại “nhà” của Hoàng Nhan cũng đã rất to rồi, tứ đại đồng đường, già thì đến gần trăm tuổi, nhỏ thì lẫm chẫm mới biết đi, ai dám nói nhà chúng ta không to chứ?
Không nhớ cuốn Trúc mã thanh mai là quyển thứ mấy Ngải Mễ viết, nhưng Hoàng Nhan có thể nói rằng: Câu chuyện này là một trong những câu chuyện kịch tính nhất mà Ngải Mễ đã từng viết, ba thế hệ, yêu hận tình thù đan xem phức tạp, bao thăng trầm buồn vui lẫn lộn, đậm chất kịch hơn cả kịch!
Những tình tiết mang đậm chất kịch nhất là khi viết chuyện này, Ngải Mễ vẫn chưa biết có cảnh trùng phùng vào Lễ Giáng Sinh, phần kết lúc đó chỉ định dừng ở đoạn thân phận của Tiểu Kim và Victor được làm rõ, Chỉ Thanh và Lận Phong về với nhau.
Nói cách khác câu chuyện này bắt đầu viết khi Sầm Kim rơi vào vực sâu của “chuyến tàu lượn siêu tốc” trong cuộc đời, đó là lý do tại sao khi vừa viết xong cuốn Cát bụi mịt mù, Ngải Mễ đã vội vàng bắt tay vào viết câu chuyện này, bình thường cô ấy sẽ nghĩ ngơi một hai tuần rồi mới viết tiếp.
Không ít người từng nói rằng, câu chuyện Ngải Mễ viết đã giúp họ vượt qua những thời điểm đau khổ nhất trong cuộc đời. Trong số này, có người là độc giả, có người là nguyên mẫu nhân vật. Lí do của độc giả thì đa dạng, nhưng lí do của nguyên mẫu nhân vật thì hầu như giống nhau: Bận rộn cung cấp tư liệu cho câu chuyện, bận rộn theo dõi câu chuyện, bận rộn theo sát ý kiến của độc giả, về mặt khách quan những việc đó đã khiến cho họ không có quá nhiều thời gian để đau khổ. Khi đọc câu chuyện của mình, nguyên mẫu nhân vật sẽ thoát khỏi cái tôi, bàng quang cuộc sống của người khác, cũng giúp cho họ kéo giãn khoảng cách, đào sâu suy nghĩ, xem xét một cách khách quan và toàn diện hơn về một cuộc tình. Còn đọc những ý kiến vốn là trí tuệ của quần chúng thì sẽ khiến cho sự đau khổ của mình được thăng hoa.
Ngải Mễ bắt đều viết Trúc mã thanh mai nhằm vào mục đích này, nhưng cô sớm nhận ra việc tái hôn của Vệ Quốc có thể là truyện thần thoại, mặc dù từ lâu cô đã quyết định sẽ không viết câu chuyện kiểu “để vun đắp cho đối phương mà tự mình né tránh” nữa, nhưng cung giương lên mà chưa lắp tên, đã đặt bút rồi, đâm lao đành phải theo lao thôi, hơn nữa nó vẫn mang đầy kịch tính.
Mặc dù Sầm Kim tin chắc Vệ Quốc đã tái hôn thật, nhưng Ngải Mễ lại không cho là như vậy, sau khi nghe Sầm Kim kể lại toàn bộ câu chuyện, cô đã nói rất quả quyết rằng: Chắc chắn Vệ Quốc chưa tái hôn, không tin chúng ta chờ mà xem, có lẽ viết thì cứ viết, Vệ Quốc sẽ nhảy ra thừa nhận sự thật.
Thực tế đã chứng minh sự suy đoán của Ngải Mễ là chính xác, mặc dù không phải Vệ Quốc nhảy ra thừa nhận, nhưng việc Vệ Quốc không tái hôn đã được Ngải Mễ nói trúng.
Thực tế cũng đã chứng minh được rằng, trong Ngải Viên không chỉ có mình Ngải Mễ giỏi giang, rất nhiều độc giả đều đoán Vệ Quốc vẫn chưa kết hôn, thanh thế của “đội quân ủng hộ Vệ Quốc” rất lớn, mặc dù có một vài người tỏ ý nghi ngờ, nhưng trước sự cổ vũ của “đội hộ Vệ” mọi người đều kiên định hơn, tiếp tục “hộ Vệ”.
So với hoàn cảnh của Hoàng Nhan trong Mười năm sóng gió, hoàn cảnh của Vệ Quốc vẫn được coi là may mắn hơn nhiều!
Chứng tỏ độc giả đã trưởng thành, hiểu sâu sắc hơn bản chất của con người.
Cũng chứng tỏ quyết định không viết những câu chuyện kiểu “vì vun đắp cho đối phung đã tự mình né tránh” là hoàn toàn đúng đắn.
Câu chuyện này không chỉ giàu kịch tính, mà còn giàu sự xung đột.
Trước tiên là sự xung đột về khái niệm tình yêu giữa Ngải Mễ và Hoàng Nhan.
Khái niệm về tình yêu của Ngải Mễ có thể khái quát là “chỉ có thể có sự tiếp tục về thời gian, không thể có sự tồn tại với không gian”.
Ngải Mễ mặc dù từng viết về tình yêu ngoài hôn nhân, như chuyện tình của Hải Luân và Benny trong Không biết tương lai, Thạch Yến và Hoàng Hải trong Đến chết không hối tiếc, nhưng đó đều không được coi là “cùng tồn tại về không gian”, vì khi đó bọn họ đã không còn yêu chồng, cũng không còn sống với chồng.
Còn sự “cùng tồn tại về không gian” trong Trúc mã thanh mai là “sự cùng tồn tại” thực sự, cho dù về mặt tình cảm hay về mặt tình dục, đều có hiện tượng “cùng tồn tại”. Nhưng sự “cùng tồn tại” này lại có bối cảnh lịch sử đặc biệt, nếu không có phong trào mùng Bốn tháng Sáu thì sẽ không xảy ra hiện tượng “cùng tồn tại” đó, điều này có sự khác biệt về bản chất với “tình yêu ngoài hôn nhân”.
Về điểm này, Ngải Mễ sẽ có bài phân tích riêng, tôi không đề cập nhiều ở đây nữa.
Tiếp theo là sự xung đột lớn trong quan niệm truyền thống.
Mấy nhân vật chính trong câu chuyện đều khiến chúng ta cảm thấy mới mẻ, hầu hết họ đều không xuất hiện một cách bình thường, điểm chúng ta quan tâm nhất thì họ lại có thể không quan tâm, điểm chúng ta không quan tâm nhất thì họ lại có thể rất quan tâm. Đây là yếu tố quan trọng cấu thành nên câu chuyện, nếu họ giống như chúng ta, mọi mặt đều giống chúng ta thì đã chẳng có chuyện.
Quỹ đạo cuộc sống của ba thế hệ trong câu chuyện tiết lộ cho ta thấy một chân lí: Cuộc sống có rất nhiều đau khổ, đều là “sự đau khổ trong quan niệm”, mà “sự đau khổ trong quan niệm” đều có thể thông qua việc điều chỉnh, thay đổi quan niệm để xoa bỏ, thậm chí là tránh khỏi.
“Sự đau khổ trong quan niệm” không phải là sự đau khổ về mặt thể xác. Ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, bị đánh đập chửi rủa là sự đau khổ về thể xác, mât việc tuy không phải là sự đau khổ trực tiếp về mặt thể xác, nhưng nó dẫn đến sự đau khổ về thể xác, cho nên những cái đó không thể coi là “sự đau khổ trong quan niệm”.
Vậy sự đau khổ trong quan niệm là gì?
Lấy Trúc mã thanh mai làm ví dụ, khi tưởng Tiểu Kim và Duy Kim là anh em cùng cha khác mẹ, Sầm Kim đã cảm thấy đau khổ vì nghĩ hai đứa đã quan hệ với nhau, đây chính là “sự đau khổ trong quan niệm”, bởi vì điều này hoàn toàn là sự đau khổ về tinh thần do các khái niệm “cam luyen là xấu xa”, “tội cam luyen rất ghê tởm” gây ra.
Khi chưa biết Tiểu Kim và Tiểu Duy là anh em thì Sầm Kim sẽ không cảm nhận được sự dau khổ này; khi biết được sự thật Tiểu Kim và Duy Kim không phải là anh em thì cô cũng sẽ không cảm thấy đau khổ, chỉ khi tưởng Tiểu Kim và Duy Kim là anh em, cô mới cảm nhận được sự đau khổ này, nguyên nhân dẫn đến đau khổ không phải về mặt thể xác mà là do quan điểm, cho nên chúng ta gọi đó là “sự đau khổ trong quan niệm”.
Sự đau khổ trong quan niệm được gây ra bởi một số quan niệm, người không có quan niệm đó sẽ không cảm nhận được sự đau khổ đó. Ví dụ như Tiểu Kim, trong đầu không có uqn niệm “tội cam luyen rất ghê tởm”, hoặc nếu cô bé không cho rằng anh em quan hệ với nhau là tội ác thì cô bé sẽ không cảm nhận được sự đau khổ này.
Khi đã nghĩ thông suốt được điểm này và thay đổi quan niệm thì Sầm Kim cũng sẽ không cảm thấy đau khổ vì chuyện này nữa.
Vẫn lấy Trúc mã thanh mai làm ví dụ, Chỉ Thanh và Sầm Kim đều có quan niệm con gái quan hệ với người khác thì con gái bị “thiệt thòi” cho nên họ nghiêm ngặt đề phòng. Không đề phòng được thì lại chuyển sang lo lắng. Nếu mối lo lắng không được gỡ bỏ thì sẽ trở thành nỗi đau.
Nhưng đứng trê gó độ khách quan mà nói, con gái có quan hệ với người khác không phải “bị thiệt thòi”, mà phải coi là có được niềm vui trong tình dục. Xã hội hiện đại Mỹ không phải xã hội Trung Quốc cũ, chẳng ai coi chuyện trinh tiết của con gái là chuyện ghê gớm, phụ nữ sẽ không vì bị “mất trinh” mà “mất giá”, cho nên trong thực tế không tồn tại cách hiểu “bị thiệt thòi”.
Quan niệm của Tiểu Kim về vấn đề này khác với bố mẹ cô, nên bạn trai không muốn quan hệ với cô thì chứng tỏ cô thiếu sức hấp dẫn, cho nên cô sẽ không có sự đau khổ trong quan niệm “cứ quan hệ thì con gái sẽ chịu thiệt”.
Mặc dù Tiều Kim không đau khổ vì quan niệm “chữ trinh” và “bị thiệt thòi”, nhưng cô có thề đau khổ vì quan niệm “cơ thể phát triển chưa đầy đủ, thiếu sức hấp dẫn, khiến bạn trai không muốn quan hệ với mình”.
Xem ra quan niệm xưa có thể mang lại sự đau khổ cho con người, quan niệm mới cũng có thể mang lại sự đau khổ cho con người.
Mỗi chúng ta đều bị bó buộc bởi các kiểu quan niệm, các quan niệm này đeo bám chúng ta bao nhiêu năm, đến nỗi chúng ta cũng không cảm thấy chúng là những “quan niệm”, càng không cảm thấy chúng gò bó chúng ta, chúng đã trở thành những cái đúng đắn, trở thành tín ngưỡng cuộc sống của chúng ta. Nếu có ai đó nói với chúng ta rằng quan niệm của anh là sai, thì rất có thể chúng ta sẹ ngẩn tò te hồi lâu mà không phát hiện ra.
Ví dụ như quan niệm “cùng nhau sống đến đầu bạc răng long” là quan niệm dẳ ăn sâu vào đầu óc chúng ta, thậm chí người ta không nhớ quan niệm đó bắt nguồn từ đâu, nhưng họ đều nhận thức một cách thâm căn cố đế rằng, chỉ khi tình yêu được cùng sống với nhau đến khi đầu bạc răng long mới được coi là tình yêu, chỉ khi cùng nhau sống đến đầu bạc răng long mới được coi là hạnh phúc. Tình yêu không cùng nhau sống đến đầu bạc răng long thì không được coi là tình yêu. Nếu sống đến đầu bạc răng long thì là nỗ bất hạnh của chúng ta, hoặc là ta đã nhìn nhầm người, hoặc là ta đã làm sai ở đâu đó, nếu không chắc chắn sẽ phải sống đến đầu bạc răng long.
Cách nghĩ như vậy sẽ phải gánh chịu rất nhiều sự đau khổ trong quan niệm bởi vì chuyện sống đến đầu bạc răng long không phải bạn muốn là được, cũng không phải chỉ cần bạn cố gắng là nhất định sẽ thực hiện được.
Nếu nghĩ kĩ một chút bạn sẽ phát hiện ra sự đau khổ mà chúng ta cảm nhận được phần lớn là sự đau khổ trong quan niệm, vì trong số các độc giả của Ngải Viên, số người ăn không đủ no, mặc không đủ ấm chiếm rất ít.
Trúc mã thanh mai đã tác động đến rất nhiều quan niệm thâm căn cố đế, câu chuyện tình yêu cảm động lòng người đã khiến chúng ta có nhiều suy nghĩ đi ngược với quan niệm truyền thống, từ đó có sự thay đổi về tư tưởng và càng có nhiều tư duy tự do hơn.
Sau đó, khi gặp đau khổ, bạn có thể bình tĩnh lại, phân tích sự đau khổ đó xem có phải là sự đau khổ trong quan niệm hay không, nếu đúng như vậy thì bạn nên thay đổi quan niệm để hoá giải sự đau khổ này.