Hiểu Linh đi vào sơ chế xương trước, chặt nhỏ rồi đưa vào cho Tiểu Đông, dặn hắn xào qua rồi cho nước vào ninh, đặt phía sau bếp chậm rãi ninh đến chiều cũng được.
Số thịt ba chỉ, cô chia làm phần. Một phần cô sẽ làm thịt áp chảo ăn sáng nay nên đem luộc qua. Hai phần còn lại, cô đem thái vuông cỡ nửa bao diêm một, ướp cùng với hành khô, nước mắm, đường, muối và tiêu để qua một bên cho ngấm.
Được một lát, miếng thịt luôc cũng chín tới. Hiểu Linh đem ra nhúng nước lạnh một chút, rồi dùng một que nứa nhỏ vót nhọn đầu ra sức châm vào miếng thịt nhiều lần.
Tiểu Đông vừa nấu cơm, vừa thỉnh thoảng liếc nhìn Hiểu Linh. Thê chủ hắn biết rất nhiều thứ mà hắn không biết, thậm chí ngay cả nấu cơm, nàng cũng biết những món hăn chưa từng thấy bao giờ. Không rõ thê chủ hắn là học ở đâu đây.
Hiểu Linh vẫn tiếp tục châm miếng thịt cho tới khi cảm thấy thịt dường như đã mềm hơn thì dừng lại. Cô trộn một hỗn hợp gồm chút muối ăn, đường và húng lìu – thứ gia vị lần trước nấu phá lấu cô đã dùng- rồi xoa đều lên thịt. Sau đó, cô quay sang thắng một ít kẹo đắng, đổ vào số thịt đang ướp để nấu kho tàu kia. Xong xuôi đâu đó cô quay qua dặn Tiểu Đông:
- Món này để ăn trưa nay. Lát nữa ngươi nấu xong đồ ăn thì đặt chảo lên, cho một chút mỡ tráng lòng chảo thôi, đun nóng già rồi thả vào rán. Coi chừng bị bắn mỡ đấy. Rán tới khi thấy vàng mặt là được. Rồi chỗ thịt kia, ta cũng đã ướp rồi. Bắc lên xào qua cho săn miếng thịt rồi đổ nước xâm xấp đun là xong.
Hiểu Linh xưa nay luôn tôn thờ chủ nghĩa ăn ngon. Nhưng nếu chỉ cần nêm ướp đồ ăn, rồi để người khác nấu thì cô sẽ không bao giờ đứng trong bếp. Con người đôi khi cũng thật mâu thuẫn.
Cô đi lên nhà uống ly trà xanh trước khi tiếp tục làm việc tiếp theo. Cái thói quen này thực khó bỏ a.. Cô tự cười chính mình. Hiểu Linh ra chỗ đồ đạc linh tinh, chọn ra một cái vại đã bị vỡ mất một mảng phía trên ra định để tôi vôi vào trong đó. Nông dân thường có thói quen giữ lại những đồ đã không còn dùng nữa để khi cần có thể tận dụng được. Dù sao đất vườn rộng rãi, thừa ra một chỗ để đồ linh tinh cũng chẳng đáng là bao.
Cô đổ đầy nước vào trong cái vại rồi thận trọng thả từng cục vôi vào rồi né ra xa. Bỏng vôi tôi còn kinh khủng hơn bỏng nước nóng nhiều lắm. Cô cần cẩn thận một chút. Thỉnh thoảng thấy nước cạn vì bốc hơi, cô lại đổ thêm vào cho tới khi không thấy hiện tượng sôi nữa thì đổ đầy tràn nước lên phía trên. Số vôi tôi này, đến chiều muộn là có thể dùng ngâm rơm rạ được rồi.
Hiểu Linh chọn vài thân nứa chắc, đóng một cái giá kê rơm. Sau khi rơm ngâm nước vôi khoảng phút sẽ được để lên chiếc giá này cho róc bớt nước, đặt một chiếc cọc ở giữa để thoát hơi rồi dùng phần lớn số vải dầy, bí nước kia thay thế cho nilon ở hiện đại phủ lên ủ rơm. Rơm sẽ được ủ trong ngày, cứ ngày kiểm tra độ ẩm một lần. Sau đó có thể cấy giống nấm vào.
Như vậy cô có chừng sáu ngày để nhóm nam tử may giúp cô túi vải đựng nấm. Thời gian tiếp theo là để ươm sợi, tốn chừng một tháng, thừa thời gian để cô dựng một cái phòng treo nấm mà không phải nhờ đến ai. Rồi còn thu hoạch sắn, phơi sắn, làm cỏ lúa.
Hiểu Linh âm thầm sắp xếp kế hoạch cho bản thân. Cô từng nghĩ giống các nhân sĩ xuyên không khác, dùng các món ăn để cải thiện tình trạng tiền bạc trong nhà. Nhưng giờ đã có tiền trong tay, cô cứ từ từ mà thực hiện kế hoạch của mình là được.
Cô vào nhà lấy mấy gốc nấm già còn lẫn cả gỗ mục ra tiếp tục phơi khô, tán nhỏ một chút. Không rõ thứ này có thể thay thế giống nấm ở hiện đại hay không. Không có con người trồng, nấm vẫn sinh trưởng, lan rộng được thì chắc không phải lo lắng quá nhiều. Chỗ gốc nấm này, Hiểu Linh ước chừng chỉ làm được mười bịch là nhiều. Đành phải trông chờ vào ngày mai lên núi tìm thêm vậy. Nếu không nữa, phải đợi đến lúc các bịch nấm đầu tiên này già cỗi, lại dùng chúng làm mầm mống một lần nữa.
Hiểu Linh đi ra vườn xem xét một chút, lại tới chỗ chuồng gà xem lũ gà ra sao. Nếu nói trồng lúa ngô, cô không có kinh nghiệm là bao thì riêng nuôi gà, cô luôn cực tự tin. Chẳng gì trước đây ở nhà, việc cho gà, ngan ăn đều một tay cô làm hết.
Khi trở lại nhà chính, mọi người đã chuẩn bị cơm nước lên bàn ăn. Hiểu Linh cười cười đi vào, lấy từ trong gùi ra mấy tấm vải. Từ lúc về đến giờ, chưa có lệnh của cô, Tiểu Đông cũng chưa dám đem số vải này ra ngoài, chỉ sợ cô cầm về lại có ý định khác. Trước tiên cô cầm tấm vải lam thẫm tới trước mặt Lưu thị:
- Nhạc phụ. Hôm nay ta đi chợ, liền gặp được mảnh vải này chất liệu khá tốt nên mua hiếu kính ngài. Ngài may thêm bộ quần áo thay đổi. Mùa hè cũng sắp tới rồi. Hi vọng ngài thích màu này.
Lưu thị ngạc nhiên nhìn cô, nói:
- Này… cảm ơn con nhớ tới ta. Nhưng là tấm vải này để lại may cho mấy đứa nhỏ đi. Ta lớn tuổi rồi, không cần đồ mới làm cái gì. Vẫn là may cho tụi nhỏ đi.
Hiểu Linh đặt tấm vải vào tay Lưu thị, đáp:
- Cái này nhạc phụ yên tâm. Ta còn mua cả cho Tiểu Đông, Lập Hạ, Tiểu Hàn mỗi người một màu rồi. Lại chỉ phiền ngài cùng Tiểu Đông may cho bọn hắn thôi. Ngài cầm đi cho ta vui. Trước tới giờ, ta cũng chưa hiếu kính ngài được thứ gì.
Lưu thị vuốt nhẹ tấm vải, mỉm cười nhìn Hiểu Linh:
- Cảm ơn con. Chỉ cần con đối xử tốt với Tiểu Đông đã là phần hiếu kính nhất đối với ta rồi.
Hiểu Linh cười cười không đáp, lại rút thêm tấm màu lam và màu vàng ra đưa cho hai tiểu đệ. Tiểu Hàn mừng rỡ ôm tấm vải cười miết, nhảy chân sáo tung tăng, hết khoe với Lưu thị, lại khoe với tiểu Nhã, Lưu Minh. Còn Lập Hạ chỉ lặng ôm lấy tấm vải, nhìn Hiểu Linh đầy cảm kích. Cô cười cười vỗ vỗ nhẹ lên đầu Lập Hạ:
- Đệ đưa cho Tiểu Đông may hộ cho. Tiện thể đợt này may nhiều quần áo, cũng cũng hắn học luôn.
Lập Hạ cúi đầu:
- Ân… đệ đã biết. Cảm ơn tỷ tỷ. Ta thực thích tấm vải này.
Mọi người đều vui vẻ nhận quà của mình. Hiểu Linh cũng không nói ra giá trị của nó làm gì, nhưng không có nghĩa là Tiểu Đông sẽ không nói. Mọi người khi nghe giá của nó liền như hút vào luồng khí lạnh. Thật đắt a. Trong lòng ai cũng vừa sót vừa cảm động vì Hiểu Linh có thể bỏ ra chừng đó tiền mua cho bọn hắn, mà bản thân lại không cần.