- Xin lỗi chúng tôi không thể nhận cậu vào làm.
Lại một lần nữa bị từ chối nhưng tôi đã quen rồi.
Tôi là Nguyễn Lưu Bằng vốn là một sinh viên đại học kiến trúc đã ra trường mặc dù không thuộc loại giỏi nhưng cũng không đến nỗi nào. Nhưng ba tôi lại là một tội phạm giết người và họ khi nhìn vào lý lịch của tôi lúc nào cũng luôn miệng “ xin lỗi, chúng tôi không thể nhận cậu” nhưng trong đôi mắt của họ tôi thấy sự khinh bỉ châm chọc.
Ha, ba tôi là tội phạm? tôi là người hiểu ông nhất, ông dành rất nhiều tình yêu cho tôi và em gái. Ông là một người chung tình, khi mẹ tôi mất ông dành tất cả tình cảm để bù đắp cho chúng tôi tình yêu của mẹ, trong khi những người đàn ông khác sẽ tìm một thứ gọi là “tình cảm mới”.
Hôm nay cũng giống như những bữa trước, tôi cầm hồ sơ xin việc thất bại vào trại giam.
- Hôm nay nhóc tới trễ thế?
Người vừa nói chuyện với tôi là một chú công an tên Hải bằng tuổi ba tôi. Nghe đâu chú ấy là một người chính trực và có tâm với công việc những ngày ba tôi bị giam nhờ chú ấy mà ba tôi không bị mấy tên tội phạm ức hiếp.
- Dạ, hôm nay cháu xin việc phỏng vấn hơi lâu.
Tôi cười gượng lấy tay gãi đầu.
- Ừ, cháu vào thăm ba mình đi.
Chắc chú ấy biết tôi đang buồn chuyện xin việc nên bảo tôi vào thăm ba chứ ngày thường chú ấy cũng rất thích trò chuyện với mấy đứa bằng tuổi tôi.
Vẫn là lồng kính ngăn cách đó vẫn là cái ghế quen thuộc đó tôi ngồi xuống và chờ đợi.
Năm phút trôi qua trong yên tĩnh.
Keeng, tiếng mở còng làm tôi chú ý.
Khuôn mặt hiền hậu chất phát nhìn tôi, tôi thấy sự yêu thương của ba mình. Ba tôi vốn là một người khá bảnh trai nhưng lúc này nhìn ông tiều tụy và ốm đi rất nhiều thậm chí râu đã dài rồi.
- Ba, dạo này ba khỏe không? Có chịu ăn cơm không? Có bị người ta ức hiếp không.
Nhìn ba tôi, tôi không giấu được nổi đau đớn và xót xa, người ba thân yêu này của tôi sao có thể là tội phạm chứ? Nhưng ông không chịu nói gì với tôi thậm chí lúc ra tòa mặc cho luật sư và thẩm phán có hỏi gì đi nữa ông cũng chỉ im lặng mà thôi, sao ông không nói với tôi hay trong đó có điều gì uẩn khuất?
- Ngày nào cũng hỏi ba như vậy, phải là ba hỏi con mới đúng chứ? Dạo này con và em khỏe không?
Lại lần nữa ông tránh câu hỏi của tôi nhưng tôi không muốn thấy ông khó xử.
- Dạ, vẫn tốt ba ạ. Con và em chờ ba hai năm nữa ra tù mình lại cùng sống bên nhau.
Tôi nói vậy thôi chứ tiền mà gia đình có đã bồi thường cho người ta hết rồi những ngày qua đều là do tôi cố gắng làm mọi việc từ quét rác đến phụ hồ miễn có tiền là tôi sẽ làm.
Tiền? Cái thế giới này bây giờ chỉ cần có tiền mà thôi.
Vậy là chúng tôi lại trò truyện, những câu mà tôi hỏi thăm ông, ông đều tránh né.
- Hết giờ, chúng tôi phải mang ông vào phòng giam.
Kết thúc rồi sao? Mỗi ngày cũng chỉ có hai mươi phút ngắn ngủi tôi được gặp ba mình.
Nhìn ánh mắt lưu luyến của ba tôi dần xa sao tôi thấy thương ba mình quá. Giá như, có bằng chứng thì hay biết mấy lúc đó chỉ có mình tôi thấy thì ai mà tin chứ?.
...
Mười lăm năm trước.
Lúc đó tôi mới mười tuổi, cầm bài kiểm tra mười điểm tôi hí hửng về nhà. Chắc là ba sẽ vui lắm đây –
Tôi tự nhủ.
- Mày nói cái gì?
Vừa bước vào sân nhà tôi đã nghe tiếng quát tháo của ba tôi. Ba tôi là một người điềm tỉnh hòa đồng tôi chưa nghe ông quát tháo như thế cả. Xuất phát từ sự tò mò tôi im lặng nhìn qua khe cửa.
Tôi thấy ba mình nắm cổ chú Cương hàng xóm thân thiết của ba. Lúc đó, ba tôi rất tỉnh còn chú Cương thì say mèm. Từ lúc mẹ tôi mất ba tôi lại uống một hai ly giải sầu chú Cương thỉnh thoảng qua uống chung.
- Tao nói, con vợ mày bị tao cưỡng hiếp mới tự tử đấy mày không nghe rõ à?
Tôi định chạy vào can thì tên Cương nói ra mấu chốt trong cơn say rượu. Tôi không tin vào tai mình nữa, mẹ tôi người mẹ hiền từ của tôi thì ra là bị tên khốn nạn này hại chết. Một sự căm thù nảy lên trong lòng tôi, nhưng tôi thật sự quá sốc, người mà luôn hỏi thăm an ủi gia đình tôi lại chính là người gây ra nỗi đau này. Đôi chân tôi cứ như thế mà bất động.
- Tao giết mày.
Tiếng la của ba làm tôi thức tỉnh chưa kịp lấy lại tinh thần thì tôi thấy ba tôi cầm cái dao gọt trái cây gần đó đâm vào tim tên Cương. Một nhát, hai nhát, ba nhát,... ba tôi như nổi điên mà liên tục đâm. Lúc này thì tôi thật sự hoảng sợ rồi từ nhỏ đến lớn tôi có nhìn thấy cảnh này bao giờ đâu?
- Bằng, sao con ở ngoài này? Nãy giờ sao cô cứ nghe thấy tiếng hét của ba con thế?
Cô Lan, hàng xóm bên cạnh nhà tôi gọi tôi làm tôi giật mình.
- Thật là, ba con chửi con à? Cái ông này hôm nay bị sao thế? Vô đây cô nói giúp cho.
Cô Lan mở cánh cửa ra, tôi định ngăn cản cô ấy nhưng đã trễ.
- A, giết người bà con ơi, có người giết người.
Tiếng la lớn của cô Lan làm kinh động hàng xóm cũng làm cho ba tôi tỉnh táo lại. Ông sợ hãi vứt cái dao đi nhìn ra cửa ông thấy tôi. Đôi mắt tuyệt vọng đau buồn đó đập vào mắt tôi, nước mắt của ba tôi không ngừng chảy.
Tiếng khóc con em một tuổi của tôi trong phòng ngủ vọng ra làm nước mắt của ba tôi chảy nhiều hơn và tôi có thể nghe được tiếng khóc của ông.
Một tiếng sau đó, tôi cầm tay đứa em bé bỏng của mình nhìn chiếc xe cảnh sát chở ba tôi dần xa.
Lại một lần nữa bị từ chối nhưng tôi đã quen rồi.
Tôi là Nguyễn Lưu Bằng vốn là một sinh viên đại học kiến trúc đã ra trường mặc dù không thuộc loại giỏi nhưng cũng không đến nỗi nào. Nhưng ba tôi lại là một tội phạm giết người và họ khi nhìn vào lý lịch của tôi lúc nào cũng luôn miệng “ xin lỗi, chúng tôi không thể nhận cậu” nhưng trong đôi mắt của họ tôi thấy sự khinh bỉ châm chọc.
Ha, ba tôi là tội phạm? tôi là người hiểu ông nhất, ông dành rất nhiều tình yêu cho tôi và em gái. Ông là một người chung tình, khi mẹ tôi mất ông dành tất cả tình cảm để bù đắp cho chúng tôi tình yêu của mẹ, trong khi những người đàn ông khác sẽ tìm một thứ gọi là “tình cảm mới”.
Hôm nay cũng giống như những bữa trước, tôi cầm hồ sơ xin việc thất bại vào trại giam.
- Hôm nay nhóc tới trễ thế?
Người vừa nói chuyện với tôi là một chú công an tên Hải bằng tuổi ba tôi. Nghe đâu chú ấy là một người chính trực và có tâm với công việc những ngày ba tôi bị giam nhờ chú ấy mà ba tôi không bị mấy tên tội phạm ức hiếp.
- Dạ, hôm nay cháu xin việc phỏng vấn hơi lâu.
Tôi cười gượng lấy tay gãi đầu.
- Ừ, cháu vào thăm ba mình đi.
Chắc chú ấy biết tôi đang buồn chuyện xin việc nên bảo tôi vào thăm ba chứ ngày thường chú ấy cũng rất thích trò chuyện với mấy đứa bằng tuổi tôi.
Vẫn là lồng kính ngăn cách đó vẫn là cái ghế quen thuộc đó tôi ngồi xuống và chờ đợi.
Năm phút trôi qua trong yên tĩnh.
Keeng, tiếng mở còng làm tôi chú ý.
Khuôn mặt hiền hậu chất phát nhìn tôi, tôi thấy sự yêu thương của ba mình. Ba tôi vốn là một người khá bảnh trai nhưng lúc này nhìn ông tiều tụy và ốm đi rất nhiều thậm chí râu đã dài rồi.
- Ba, dạo này ba khỏe không? Có chịu ăn cơm không? Có bị người ta ức hiếp không.
Nhìn ba tôi, tôi không giấu được nổi đau đớn và xót xa, người ba thân yêu này của tôi sao có thể là tội phạm chứ? Nhưng ông không chịu nói gì với tôi thậm chí lúc ra tòa mặc cho luật sư và thẩm phán có hỏi gì đi nữa ông cũng chỉ im lặng mà thôi, sao ông không nói với tôi hay trong đó có điều gì uẩn khuất?
- Ngày nào cũng hỏi ba như vậy, phải là ba hỏi con mới đúng chứ? Dạo này con và em khỏe không?
Lại lần nữa ông tránh câu hỏi của tôi nhưng tôi không muốn thấy ông khó xử.
- Dạ, vẫn tốt ba ạ. Con và em chờ ba hai năm nữa ra tù mình lại cùng sống bên nhau.
Tôi nói vậy thôi chứ tiền mà gia đình có đã bồi thường cho người ta hết rồi những ngày qua đều là do tôi cố gắng làm mọi việc từ quét rác đến phụ hồ miễn có tiền là tôi sẽ làm.
Tiền? Cái thế giới này bây giờ chỉ cần có tiền mà thôi.
Vậy là chúng tôi lại trò truyện, những câu mà tôi hỏi thăm ông, ông đều tránh né.
- Hết giờ, chúng tôi phải mang ông vào phòng giam.
Kết thúc rồi sao? Mỗi ngày cũng chỉ có hai mươi phút ngắn ngủi tôi được gặp ba mình.
Nhìn ánh mắt lưu luyến của ba tôi dần xa sao tôi thấy thương ba mình quá. Giá như, có bằng chứng thì hay biết mấy lúc đó chỉ có mình tôi thấy thì ai mà tin chứ?.
...
Mười lăm năm trước.
Lúc đó tôi mới mười tuổi, cầm bài kiểm tra mười điểm tôi hí hửng về nhà. Chắc là ba sẽ vui lắm đây –
Tôi tự nhủ.
- Mày nói cái gì?
Vừa bước vào sân nhà tôi đã nghe tiếng quát tháo của ba tôi. Ba tôi là một người điềm tỉnh hòa đồng tôi chưa nghe ông quát tháo như thế cả. Xuất phát từ sự tò mò tôi im lặng nhìn qua khe cửa.
Tôi thấy ba mình nắm cổ chú Cương hàng xóm thân thiết của ba. Lúc đó, ba tôi rất tỉnh còn chú Cương thì say mèm. Từ lúc mẹ tôi mất ba tôi lại uống một hai ly giải sầu chú Cương thỉnh thoảng qua uống chung.
- Tao nói, con vợ mày bị tao cưỡng hiếp mới tự tử đấy mày không nghe rõ à?
Tôi định chạy vào can thì tên Cương nói ra mấu chốt trong cơn say rượu. Tôi không tin vào tai mình nữa, mẹ tôi người mẹ hiền từ của tôi thì ra là bị tên khốn nạn này hại chết. Một sự căm thù nảy lên trong lòng tôi, nhưng tôi thật sự quá sốc, người mà luôn hỏi thăm an ủi gia đình tôi lại chính là người gây ra nỗi đau này. Đôi chân tôi cứ như thế mà bất động.
- Tao giết mày.
Tiếng la của ba làm tôi thức tỉnh chưa kịp lấy lại tinh thần thì tôi thấy ba tôi cầm cái dao gọt trái cây gần đó đâm vào tim tên Cương. Một nhát, hai nhát, ba nhát,... ba tôi như nổi điên mà liên tục đâm. Lúc này thì tôi thật sự hoảng sợ rồi từ nhỏ đến lớn tôi có nhìn thấy cảnh này bao giờ đâu?
- Bằng, sao con ở ngoài này? Nãy giờ sao cô cứ nghe thấy tiếng hét của ba con thế?
Cô Lan, hàng xóm bên cạnh nhà tôi gọi tôi làm tôi giật mình.
- Thật là, ba con chửi con à? Cái ông này hôm nay bị sao thế? Vô đây cô nói giúp cho.
Cô Lan mở cánh cửa ra, tôi định ngăn cản cô ấy nhưng đã trễ.
- A, giết người bà con ơi, có người giết người.
Tiếng la lớn của cô Lan làm kinh động hàng xóm cũng làm cho ba tôi tỉnh táo lại. Ông sợ hãi vứt cái dao đi nhìn ra cửa ông thấy tôi. Đôi mắt tuyệt vọng đau buồn đó đập vào mắt tôi, nước mắt của ba tôi không ngừng chảy.
Tiếng khóc con em một tuổi của tôi trong phòng ngủ vọng ra làm nước mắt của ba tôi chảy nhiều hơn và tôi có thể nghe được tiếng khóc của ông.
Một tiếng sau đó, tôi cầm tay đứa em bé bỏng của mình nhìn chiếc xe cảnh sát chở ba tôi dần xa.