Chuyện đó xảy ra chính xác một trăm ngày sau ngày tôi cưới Andy, gần như đúng vào cái thời điểm ba rưỡi chiều từng diễn ra lễ cưới của chúng tôi. Tôi biết rõ ràng thế không hẳn vì tôi là cô dâu mới ngập tràn hứng khởi say mê quan sát những biến đổi nhỏ nhặt trong quan hệ, mà bởi vì tôi vốn mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế mức độ nhẹ khiến tôi buộc phải dõi theo mọi chuyện. Điển hình là tôi thường đếm những thứ không đâu, ví như số bước chân từ căn hộ của tôi đến ga xe điện ngầm gần nhất (341 với một đôi giày thoải mái, thêm mươi bước nữa nếu đi cao gót); sự xuất hiện dày đặc đến nực cười của cụm từ "kết nối kỳ diệu" trong bất kỳ tập nào của bộ phim The Bachelor (luôn là hai con số); số chàng trai tôi từng hôn trong ba mươi năm đời mình (chín). Hay, trong buổi chiều tháng Giêng mưa gió lạnh giá đó, là số ngày tôi đã kết hôn trước khi tôi nhìn thấy người ấy ngay chính giữa lối bộ hành nơi đường Mười một giao với đường Broadway.
Nếu xét bề ngoài, có thể hình dung như bạn là một tài xế taxi đang quan sát những vị khách bộ hành đi ẩu chen qua đường trong vài giây cuối cùng trước khi tín hiệu đèn giao thông thay đổi, đó chỉ là một khoảnh khắc đô thị trần tục: hai người dường như xa lạ, chẳng có gì chung ngoài những chiếc ô đen mỏng mảnh, đang vượt qua một giao lộ, tiếp xúc với nhau bằng ánh mắt thoảng qua và trao đổi lời chào xã giao nhưng không quá thờ ơ trước khi đi tiếp.
Nhưng bên trong lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bên trong, tôi đang cảm thấy quay cuồng, xáo động, nghẹt thở trong lúc bước lên vỉa hè rồi rẽ vào một quán ăn nhỏ vắng tanh cạnh Union Square. Như trông thấy ma, tôi nghĩ, một trong những câu nói tôi đã nghe đến hàng nghìn lần nhưng chưa bao giờ nhận thức được đầy đủ cho đến tận giây phút đó. Tôi gập ô lại và cởi khóa áo khoác, tim vẫn còn đập thình thịch. Trong lúc nhìn một người phục vụ lau bàn với động tác đưa tay mạnh mẽ, thuần phục, tôi tự hỏi tại sao mình lại hoảng hốt đến thế vì cuộc gặp gỡ này, khi mà có điều gì đó dường như hoàn toàn không thể tránh được trong khoảnh khắc ấy. Không phải với ý nghĩa to tát, định mệnh nào cả; chỉ là theo cái cách âm thầm, dai dẳng mà điều còn dang dở đó đã áp đặt ý muốn của nó lên kẻ không hề sẵn lòng đón nhận.
Sau một hồi dường như rất lâu, người phục vụ nhận ra tôi đang đứng sau tấm bảng Vui Lòng Chờ Xếp Chỗ và nói, "Ôi! Tôi đã không nhìn thấy cô đứng đây. Lẽ ra chúng tôi đã phải hạ tấm bảng xuống sau bữa trưa đông khách. Cô vào đi, ngồi chỗ nào cũng được."
Tôi cảm thấy trong câu nói của cô có một sự đồng cảm kỳ cục đến nỗi tôi băn khoăn không biết cô có phải một thầy bói làm thêm ngoài giờ, và thực tình đã tính đến chuyện giãi bày tâm sự cùng cô. Nhưng thay vì làm vậy, tôi thả người xuống ghế đỏ bằng nhựa dẻo ở góc cuối nhà hàng và thề sẽ không bao giờ nói ra điều ấy. Chia sẻ cảm xúc của mình cùng một người bạn có thể tạo nền tảng cho một hành động không chung thủy đối với chồng mình. Kể cho bà chị cay nghiệt của tôi, Suzanne, thì hẳn chị sẽ tuôn ra cả một bài thuyết giảng gay gắt về hôn nhân và quan niệm một vợ một chồng. Viết chuyện này vào nhật ký thì sẽ khiến nó trầm trọng hơn nữa, điều đó tôi quyết không làm. Còn nói với Andy sẽ là tổng hợp của ngớ ngẩn, hủy hoại bản thân và gây tổn thương. Mặc dù lo lắng trước việc phải nói một phần sự thật, một vết đen trong quan hệ vợ chồng mới cưới của chúng tôi, nhưng tôi tin rằng đó là cách tốt nhất.
"Tôi có thể mang gì cho cô?" cô phục vụ, có biển tên đề Annie, hỏi tôi. Cô có mái tóc xoăn màu đỏ và làn da lấm tấm tàn nhang, và tôi nghĩ, Ngày mai mặt rời sẽ bừng sáng.
Tôi chỉ muốn một ly cà phê, nhưng vốn từng làm phục vụ, còn nhớ mình đã thất vọng ra sao khi người ta chỉ mua đồ uống, ngay cả vào lúc ngoài giờ ăn chính, thế nên tôi gọi cà phê và một chiếc bánh vòng pho mát kem nhân hạt hoa anh túc.
"Được rồi," cô nói, gật đầu vui vẻ với tôi.
Tôi mỉm cười cảm ơn cô. Sau đó, khi cô quay bước về phía bếp, tôi thở hắt ra và nhắm mắt lại, tập trung nghĩ tới một điều: tôi yêu Andy biết chừng nào. Tôi yêu mọi thứ thuộc về anh, kể cả những điều hẳn sẽ làm hầu hết các cô gái phiền lòng. Tôi thấy cả sự dễ thương trong chuyện anh gặp khó khăn khi nhớ tên người khác (anh cứ gọi tên ông sếp cũ của tôi là Fred, thay vì Frank) hay lời hát của ngay cả những bài nổi tiếng nhất ("Billie Jean is not my mother".) Và tôi chỉ lắc đầu mỉm cười khi anh cho hoài gã lang thang ở công viên Bryant mỗi ngày một đô la trong suốt gần một năm trời - cái gã trông hệt tay lừa đảo lái con Range Rover. Tôi yêu sự cả tin và lòng thương người của Andy. Tôi yêu tính tình vui vẻ chân thật ngây thơ vô cùng hòa hợp với ngoại hình điển trai tóc vàng mắt xanh của anh. Tôi thấy may mắn được sống cùng người đàn ông mà sau sáu năm hò hẹn, vẫn sốt sắng đứng chờ tôi quay lại từ phòng vệ sinh nữ, vẫn vẽ những trái tim nguệch ngoạc méo mó trên làn hơi nước phủ mặt gương trong phòng tắm của chúng tôi. Andy yêu tôi, và tôi không ngại nói rằng, đó là lý do quan trọng nhất vì sao chúng tôi ở bên nhau, và vì sao tôi cũng yêu anh.
"Cô có muốn nướng bánh lên không?" Annie nói to từ phía sau quầy.
"Có chứ," tôi nói, mặc dù không thật sự bận tâm.
Tôi để tâm trí mình trôi về cái đêm Andy cầu hôn tôi ở Vail, cách anh vờ đánh rơi chiếc ví, trong một chuyển động rõ ràng được tập dượt hết sức kỹ lưỡng, để anh có thể cúi xuống nhặt nó và rồi đột nhiên quỳ gối. Tôi nhớ khi nhấm nháp sâm banh, chiếc nhẫn của tôi lấp lánh trong ánh sáng lò sưỡi, và tôi nghĩ, Chính là như thế. Đây là khoảnh khắc mọi cô gái đều mơ ước. Đây là khoảnh khắc tôi hằng mơ ước, đợi chờ và khao khát.
Annie mang cà phê tới, và tôi ấp hai tay quanh chiếc cốc nặng trịch nóng hôi hổi. Tôi nâng cốc lên môi, uống một hơi dài, và nghĩ về một năm đính hôn của chúng tôi - một năm đầy ấp lễ mừng, tiệc tùng và ngập tràn kế hoạch cho ngày cưới. Bàn bạc về váy cưới và áo tuxedo, những điệu valse và bánh sô cô la trắng. Tất cả đều hướng tới đêm huyền diệu ấy. Tôi nghĩ về những lời thề nồng thắm của chúng tôi. Điệu nhảy đầu tiên của chúng tôi với bản "What a Wonderful World". Những lời chúc rượu dí dỏm, ấm áp dành cho chúng tôi - những bài diễn văn tràn ngập những lời hoa mỹ quen thuộc quả thật rất đúng với chuyện của chúng tôi: quá sức đẹp đôi… tình yêu đích thực… lẽ sống của nhau.
Tôi nhớ đến chuyến bay đến Hawaii sáng hôm sau, Andy và tôi nắm tay nhau trong khoang hạng nhất, cười phá lên trước tất cả những sơ xuất nho nhỏ ngoài ý muốn trong ngày trọng đại của chúng tôi: Phần nào của buổi lễ mà người quay phim không ghi lại được ấy nhỉ? Trên đường tới tiệc chiêu đãi, mưa còn có thể to hơn được không chứ? Đã khi nào bọn mình trông thấy James, em trai của anh, oải đến thế chưa? Tôi nghĩ về những buổi hoàng hôn đi dạo trong kỳ trăng mật, những bữa tối lung linh ánh nến và cái buồi sáng đặc biệt sống động khi Andy cùng tôi lang thang trên bãi biển hoang sơ hình bán nguyệt tên là Lumahai ở phía Bắc Kauai. Với cát trắng mịn màng và những phiến nham thạch hết sức ấn tượng nhô lên trên mặt nước màu ngọc lam, đó là một trong những cảnh tượng kỳ diệu nhất trên trái đất mà tôi từng chiêm ngưỡng. Lúc đó, khi tôi đang mãi ngắm nhìn phong cảnh, Andy đặt cuốn sách của Stephen Ambrose lên chiếc khăn tắm ngoại cỡ của chúng tôi, nắm lấy hai bàn tay tôi, và hôn tôi. Tôi cũng hôn anh, ghi khắc trong lòng giây phút ấy. Tiếng sóng vỗ bờ ì oạp, cảm giác làn gió biển mát lạnh lùa trên mặt, hương thơm của chanh hòa quyện với mùi dừa từ kem chống nắng. Khi chúng tôi rời nhau, tôi nói với Andy rằng tôi chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc đến thế. Đó là sự thật.
Nhưng phần tuyệt vời nhất lại đến sau lễ cưới, sau tuần trăng mật, sau khi những món quà hữu dụng được tháo dỡ ra trong căn hộ nhỏ bé của chúng tôi ở Murray Hill - và những món ngộ nghĩnh, ít hữu dụng được chuyển xuống phòng kho. Nó đến khi chúng tôi hình thành nhịp điệu đời sống vợ chồng. Bình thường, giản dị và thực tế. Nó đến vào buổi sáng khi chúng tôi nhấm nháp cà phê và trò chuyện trong lúc chuẩn bị đi làm. Nó đến khi tên anh chốc chốc lại hiện lên trong hòm tin nhắn của tôi. Nó đến vào mỗi buổi tối, khi chúng tôi lật tới lật lui mấy cuốn thực đơn giao hàng tại nhà, tính xem nên ăn món gì và cả quyết rằng sắp tới sẽ tự nấu bữa tối. Nó đến trong những lúc massage chân, trong từng nụ hôn, trong mỗi lần chúng tôi giúp nhau cởi đồ trong bóng tối. Tôi hướng tâm trí mình về những chi tiết đó. Tất cả những chi tiết đã làm nên một trăm ngày đầu tiên bên nhau của chúng tôi.
Vậy nhưng lúc Annie mang bánh vòng tới, tôi lại trở về nơi giao lộ đó, trái tim tôi lại đập thình thịch. Tôi chợt hiểu rằng mặc cho tôi cảm thấy hạnh phúc nhường nào khi sống cùng Andy, tôi cũng không thể dễ dàng quên được khoảnh khắc đó, cái cảm giác tắc nghẹn nơi cổ họng lúc tôi trông thấy lại khuôn mặt của người ấy. Dù cho tôi muốn quên nó đến tuyệt vọng. Nhất là vì tôi muốn quên.
Tôi ngại ngần liếc nhìn hình phản chiếu của mình trên vách kính bên cạnh ghế ngồi. Tôi không có gì phải lo lắng về dáng vẻ của mình, mà lại càng không có gì để hân hoan khi nhận ra mình vẫn có mái tóc hết sức gọn gàng đẹp mắt, mặc cho mọi tác động của một buổi chiều loanh quanh trong mưa. Tôi còn có làn da hồng hào, nhưng tôi thầm nhủ đó chỉ là vì gió lạnh đã nhuốm hồng đôi má. Không có gì khác nữa.
Và đó cũng là lúc điện thoại của tôi đổ chuông rồi tôi nghe thấy giọng người ấy. Giọng nói đã tám năm mười sáu ngày rồi tôi không nghe thấy.
"Có thật là em đó không?" người ấy hỏi tôi. Giọng anh thậm chí còn trầm ấm hơn tôi nhớ, nhưng mặc khác nó vẫn như đang quay ngược về quá khứ. Như thể đang nói nốt câu chuyện mới chỉ vài giờ trước.
"Vâng," tôi nói.
"Vậy ư," anh nói. "Em vẫn dùng số cũ."
Rồi, sau một khoảnh khắc im lặng kỳ lạ, khoảnh khắc mà tôi nhất định không chịu lấp đầy, anh nói tiếp, "Anh cho rằng có những thứ không hề thay đổi."
"Vâng," tôi lại nói.
Bởi vì dù tôi không muốn thừa nhận bao nhiêu đi nữa thì anh vẫn đúng.
Chuyện đó xảy ra chính xác một trăm ngày sau ngày tôi cưới Andy, gần như đúng vào cái thời điểm ba rưỡi chiều từng diễn ra lễ cưới của chúng tôi. Tôi biết rõ ràng thế không hẳn vì tôi là cô dâu mới ngập tràn hứng khởi say mê quan sát những biến đổi nhỏ nhặt trong quan hệ, mà bởi vì tôi vốn mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế mức độ nhẹ khiến tôi buộc phải dõi theo mọi chuyện. Điển hình là tôi thường đếm những thứ không đâu, ví như số bước chân từ căn hộ của tôi đến ga xe điện ngầm gần nhất ( với một đôi giày thoải mái, thêm mươi bước nữa nếu đi cao gót); sự xuất hiện dày đặc đến nực cười của cụm từ "kết nối kỳ diệu" trong bất kỳ tập nào của bộ phim The Bachelor (luôn là hai con số); số chàng trai tôi từng hôn trong ba mươi năm đời mình (chín). Hay, trong buổi chiều tháng Giêng mưa gió lạnh giá đó, là số ngày tôi đã kết hôn trước khi tôi nhìn thấy người ấy ngay chính giữa lối bộ hành nơi đường Mười một giao với đường Broadway.
Nếu xét bề ngoài, có thể hình dung như bạn là một tài xế taxi đang quan sát những vị khách bộ hành đi ẩu chen qua đường trong vài giây cuối cùng trước khi tín hiệu đèn giao thông thay đổi, đó chỉ là một khoảnh khắc đô thị trần tục: hai người dường như xa lạ, chẳng có gì chung ngoài những chiếc ô đen mỏng mảnh, đang vượt qua một giao lộ, tiếp xúc với nhau bằng ánh mắt thoảng qua và trao đổi lời chào xã giao nhưng không quá thờ ơ trước khi đi tiếp.
Nhưng bên trong lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bên trong, tôi đang cảm thấy quay cuồng, xáo động, nghẹt thở trong lúc bước lên vỉa hè rồi rẽ vào một quán ăn nhỏ vắng tanh cạnh Union Square. Như trông thấy ma, tôi nghĩ, một trong những câu nói tôi đã nghe đến hàng nghìn lần nhưng chưa bao giờ nhận thức được đầy đủ cho đến tận giây phút đó. Tôi gập ô lại và cởi khóa áo khoác, tim vẫn còn đập thình thịch. Trong lúc nhìn một người phục vụ lau bàn với động tác đưa tay mạnh mẽ, thuần phục, tôi tự hỏi tại sao mình lại hoảng hốt đến thế vì cuộc gặp gỡ này, khi mà có điều gì đó dường như hoàn toàn không thể tránh được trong khoảnh khắc ấy. Không phải với ý nghĩa to tát, định mệnh nào cả; chỉ là theo cái cách âm thầm, dai dẳng mà điều còn dang dở đó đã áp đặt ý muốn của nó lên kẻ không hề sẵn lòng đón nhận.
Sau một hồi dường như rất lâu, người phục vụ nhận ra tôi đang đứng sau tấm bảng Vui Lòng Chờ Xếp Chỗ và nói, "Ôi! Tôi đã không nhìn thấy cô đứng đây. Lẽ ra chúng tôi đã phải hạ tấm bảng xuống sau bữa trưa đông khách. Cô vào đi, ngồi chỗ nào cũng được."
Tôi cảm thấy trong câu nói của cô có một sự đồng cảm kỳ cục đến nỗi tôi băn khoăn không biết cô có phải một thầy bói làm thêm ngoài giờ, và thực tình đã tính đến chuyện giãi bày tâm sự cùng cô. Nhưng thay vì làm vậy, tôi thả người xuống ghế đỏ bằng nhựa dẻo ở góc cuối nhà hàng và thề sẽ không bao giờ nói ra điều ấy. Chia sẻ cảm xúc của mình cùng một người bạn có thể tạo nền tảng cho một hành động không chung thủy đối với chồng mình. Kể cho bà chị cay nghiệt của tôi, Suzanne, thì hẳn chị sẽ tuôn ra cả một bài thuyết giảng gay gắt về hôn nhân và quan niệm một vợ một chồng. Viết chuyện này vào nhật ký thì sẽ khiến nó trầm trọng hơn nữa, điều đó tôi quyết không làm. Còn nói với Andy sẽ là tổng hợp của ngớ ngẩn, hủy hoại bản thân và gây tổn thương. Mặc dù lo lắng trước việc phải nói một phần sự thật, một vết đen trong quan hệ vợ chồng mới cưới của chúng tôi, nhưng tôi tin rằng đó là cách tốt nhất.
"Tôi có thể mang gì cho cô?" cô phục vụ, có biển tên đề Annie, hỏi tôi. Cô có mái tóc xoăn màu đỏ và làn da lấm tấm tàn nhang, và tôi nghĩ, Ngày mai mặt rời sẽ bừng sáng.
Tôi chỉ muốn một ly cà phê, nhưng vốn từng làm phục vụ, còn nhớ mình đã thất vọng ra sao khi người ta chỉ mua đồ uống, ngay cả vào lúc ngoài giờ ăn chính, thế nên tôi gọi cà phê và một chiếc bánh vòng pho mát kem nhân hạt hoa anh túc.
"Được rồi," cô nói, gật đầu vui vẻ với tôi.
Tôi mỉm cười cảm ơn cô. Sau đó, khi cô quay bước về phía bếp, tôi thở hắt ra và nhắm mắt lại, tập trung nghĩ tới một điều: tôi yêu Andy biết chừng nào. Tôi yêu mọi thứ thuộc về anh, kể cả những điều hẳn sẽ làm hầu hết các cô gái phiền lòng. Tôi thấy cả sự dễ thương trong chuyện anh gặp khó khăn khi nhớ tên người khác (anh cứ gọi tên ông sếp cũ của tôi là Fred, thay vì Frank) hay lời hát của ngay cả những bài nổi tiếng nhất ("Billie Jean is not my mother".) Và tôi chỉ lắc đầu mỉm cười khi anh cho hoài gã lang thang ở công viên Bryant mỗi ngày một đô la trong suốt gần một năm trời - cái gã trông hệt tay lừa đảo lái con Range Rover. Tôi yêu sự cả tin và lòng thương người của Andy. Tôi yêu tính tình vui vẻ chân thật ngây thơ vô cùng hòa hợp với ngoại hình điển trai tóc vàng mắt xanh của anh. Tôi thấy may mắn được sống cùng người đàn ông mà sau sáu năm hò hẹn, vẫn sốt sắng đứng chờ tôi quay lại từ phòng vệ sinh nữ, vẫn vẽ những trái tim nguệch ngoạc méo mó trên làn hơi nước phủ mặt gương trong phòng tắm của chúng tôi. Andy yêu tôi, và tôi không ngại nói rằng, đó là lý do quan trọng nhất vì sao chúng tôi ở bên nhau, và vì sao tôi cũng yêu anh.
"Cô có muốn nướng bánh lên không?" Annie nói to từ phía sau quầy.
"Có chứ," tôi nói, mặc dù không thật sự bận tâm.
Tôi để tâm trí mình trôi về cái đêm Andy cầu hôn tôi ở Vail, cách anh vờ đánh rơi chiếc ví, trong một chuyển động rõ ràng được tập dượt hết sức kỹ lưỡng, để anh có thể cúi xuống nhặt nó và rồi đột nhiên quỳ gối. Tôi nhớ khi nhấm nháp sâm banh, chiếc nhẫn của tôi lấp lánh trong ánh sáng lò sưỡi, và tôi nghĩ, Chính là như thế. Đây là khoảnh khắc mọi cô gái đều mơ ước. Đây là khoảnh khắc tôi hằng mơ ước, đợi chờ và khao khát.
Annie mang cà phê tới, và tôi ấp hai tay quanh chiếc cốc nặng trịch nóng hôi hổi. Tôi nâng cốc lên môi, uống một hơi dài, và nghĩ về một năm đính hôn của chúng tôi - một năm đầy ấp lễ mừng, tiệc tùng và ngập tràn kế hoạch cho ngày cưới. Bàn bạc về váy cưới và áo tuxedo, những điệu valse và bánh sô cô la trắng. Tất cả đều hướng tới đêm huyền diệu ấy. Tôi nghĩ về những lời thề nồng thắm của chúng tôi. Điệu nhảy đầu tiên của chúng tôi với bản "What a Wonderful World". Những lời chúc rượu dí dỏm, ấm áp dành cho chúng tôi - những bài diễn văn tràn ngập những lời hoa mỹ quen thuộc quả thật rất đúng với chuyện của chúng tôi: quá sức đẹp đôi… tình yêu đích thực… lẽ sống của nhau.bg-ssp-{height:px}
Tôi nhớ đến chuyến bay đến Hawaii sáng hôm sau, Andy và tôi nắm tay nhau trong khoang hạng nhất, cười phá lên trước tất cả những sơ xuất nho nhỏ ngoài ý muốn trong ngày trọng đại của chúng tôi: Phần nào của buổi lễ mà người quay phim không ghi lại được ấy nhỉ? Trên đường tới tiệc chiêu đãi, mưa còn có thể to hơn được không chứ? Đã khi nào bọn mình trông thấy James, em trai của anh, oải đến thế chưa? Tôi nghĩ về những buổi hoàng hôn đi dạo trong kỳ trăng mật, những bữa tối lung linh ánh nến và cái buồi sáng đặc biệt sống động khi Andy cùng tôi lang thang trên bãi biển hoang sơ hình bán nguyệt tên là Lumahai ở phía Bắc Kauai. Với cát trắng mịn màng và những phiến nham thạch hết sức ấn tượng nhô lên trên mặt nước màu ngọc lam, đó là một trong những cảnh tượng kỳ diệu nhất trên trái đất mà tôi từng chiêm ngưỡng. Lúc đó, khi tôi đang mãi ngắm nhìn phong cảnh, Andy đặt cuốn sách của Stephen Ambrose lên chiếc khăn tắm ngoại cỡ của chúng tôi, nắm lấy hai bàn tay tôi, và hôn tôi. Tôi cũng hôn anh, ghi khắc trong lòng giây phút ấy. Tiếng sóng vỗ bờ ì oạp, cảm giác làn gió biển mát lạnh lùa trên mặt, hương thơm của chanh hòa quyện với mùi dừa từ kem chống nắng. Khi chúng tôi rời nhau, tôi nói với Andy rằng tôi chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc đến thế. Đó là sự thật.
Nhưng phần tuyệt vời nhất lại đến sau lễ cưới, sau tuần trăng mật, sau khi những món quà hữu dụng được tháo dỡ ra trong căn hộ nhỏ bé của chúng tôi ở Murray Hill - và những món ngộ nghĩnh, ít hữu dụng được chuyển xuống phòng kho. Nó đến khi chúng tôi hình thành nhịp điệu đời sống vợ chồng. Bình thường, giản dị và thực tế. Nó đến vào buổi sáng khi chúng tôi nhấm nháp cà phê và trò chuyện trong lúc chuẩn bị đi làm. Nó đến khi tên anh chốc chốc lại hiện lên trong hòm tin nhắn của tôi. Nó đến vào mỗi buổi tối, khi chúng tôi lật tới lật lui mấy cuốn thực đơn giao hàng tại nhà, tính xem nên ăn món gì và cả quyết rằng sắp tới sẽ tự nấu bữa tối. Nó đến trong những lúc massage chân, trong từng nụ hôn, trong mỗi lần chúng tôi giúp nhau cởi đồ trong bóng tối. Tôi hướng tâm trí mình về những chi tiết đó. Tất cả những chi tiết đã làm nên một trăm ngày đầu tiên bên nhau của chúng tôi.
Vậy nhưng lúc Annie mang bánh vòng tới, tôi lại trở về nơi giao lộ đó, trái tim tôi lại đập thình thịch. Tôi chợt hiểu rằng mặc cho tôi cảm thấy hạnh phúc nhường nào khi sống cùng Andy, tôi cũng không thể dễ dàng quên được khoảnh khắc đó, cái cảm giác tắc nghẹn nơi cổ họng lúc tôi trông thấy lại khuôn mặt của người ấy. Dù cho tôi muốn quên nó đến tuyệt vọng. Nhất là vì tôi muốn quên.
Tôi ngại ngần liếc nhìn hình phản chiếu của mình trên vách kính bên cạnh ghế ngồi. Tôi không có gì phải lo lắng về dáng vẻ của mình, mà lại càng không có gì để hân hoan khi nhận ra mình vẫn có mái tóc hết sức gọn gàng đẹp mắt, mặc cho mọi tác động của một buổi chiều loanh quanh trong mưa. Tôi còn có làn da hồng hào, nhưng tôi thầm nhủ đó chỉ là vì gió lạnh đã nhuốm hồng đôi má. Không có gì khác nữa.
Và đó cũng là lúc điện thoại của tôi đổ chuông rồi tôi nghe thấy giọng người ấy. Giọng nói đã tám năm mười sáu ngày rồi tôi không nghe thấy.
"Có thật là em đó không?" người ấy hỏi tôi. Giọng anh thậm chí còn trầm ấm hơn tôi nhớ, nhưng mặc khác nó vẫn như đang quay ngược về quá khứ. Như thể đang nói nốt câu chuyện mới chỉ vài giờ trước.
"Vâng," tôi nói.
"Vậy ư," anh nói. "Em vẫn dùng số cũ."
Rồi, sau một khoảnh khắc im lặng kỳ lạ, khoảnh khắc mà tôi nhất định không chịu lấp đầy, anh nói tiếp, "Anh cho rằng có những thứ không hề thay đổi."
"Vâng," tôi lại nói.
Bởi vì dù tôi không muốn thừa nhận bao nhiêu đi nữa thì anh vẫn đúng.
Sử dụng mũi tên trái (←) hoặc phải (→) để chuyển chapter
Chuyện đó xảy ra chính xác một trăm ngày sau ngày tôi cưới Andy, gần như đúng vào cái thời điểm ba rưỡi chiều từng diễn ra lễ cưới của chúng tôi. Tôi biết rõ ràng thế không hẳn vì tôi là cô dâu mới ngập tràn hứng khởi say mê quan sát những biến đổi nhỏ nhặt trong quan hệ, mà bởi vì tôi vốn mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế mức độ nhẹ khiến tôi buộc phải dõi theo mọi chuyện. Điển hình là tôi thường đếm những thứ không đâu, ví như số bước chân từ căn hộ của tôi đến ga xe điện ngầm gần nhất (341 với một đôi giày thoải mái, thêm mươi bước nữa nếu đi cao gót); sự xuất hiện dày đặc đến nực cười của cụm từ "kết nối kỳ diệu" trong bất kỳ tập nào của bộ phim The Bachelor (luôn là hai con số); số chàng trai tôi từng hôn trong ba mươi năm đời mình (chín). Hay, trong buổi chiều tháng Giêng mưa gió lạnh giá đó, là số ngày tôi đã kết hôn trước khi tôi nhìn thấy người ấy ngay chính giữa lối bộ hành nơi đường Mười một giao với đường Broadway.
Nếu xét bề ngoài, có thể hình dung như bạn là một tài xế taxi đang quan sát những vị khách bộ hành đi ẩu chen qua đường trong vài giây cuối cùng trước khi tín hiệu đèn giao thông thay đổi, đó chỉ là một khoảnh khắc đô thị trần tục: hai người dường như xa lạ, chẳng có gì chung ngoài những chiếc ô đen mỏng mảnh, đang vượt qua một giao lộ, tiếp xúc với nhau bằng ánh mắt thoảng qua và trao đổi lời chào xã giao nhưng không quá thờ ơ trước khi đi tiếp.
Nhưng bên trong lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bên trong, tôi đang cảm thấy quay cuồng, xáo động, nghẹt thở trong lúc bước lên vỉa hè rồi rẽ vào một quán ăn nhỏ vắng tanh cạnh Union Square. Như trông thấy ma, tôi nghĩ, một trong những câu nói tôi đã nghe đến hàng nghìn lần nhưng chưa bao giờ nhận thức được đầy đủ cho đến tận giây phút đó. Tôi gập ô lại và cởi khóa áo khoác, tim vẫn còn đập thình thịch. Trong lúc nhìn một người phục vụ lau bàn với động tác đưa tay mạnh mẽ, thuần phục, tôi tự hỏi tại sao mình lại hoảng hốt đến thế vì cuộc gặp gỡ này, khi mà có điều gì đó dường như hoàn toàn không thể tránh được trong khoảnh khắc ấy. Không phải với ý nghĩa to tát, định mệnh nào cả; chỉ là theo cái cách âm thầm, dai dẳng mà điều còn dang dở đó đã áp đặt ý muốn của nó lên kẻ không hề sẵn lòng đón nhận.
Sau một hồi dường như rất lâu, người phục vụ nhận ra tôi đang đứng sau tấm bảng Vui Lòng Chờ Xếp Chỗ và nói, "Ôi! Tôi đã không nhìn thấy cô đứng đây. Lẽ ra chúng tôi đã phải hạ tấm bảng xuống sau bữa trưa đông khách. Cô vào đi, ngồi chỗ nào cũng được."
Tôi cảm thấy trong câu nói của cô có một sự đồng cảm kỳ cục đến nỗi tôi băn khoăn không biết cô có phải một thầy bói làm thêm ngoài giờ, và thực tình đã tính đến chuyện giãi bày tâm sự cùng cô. Nhưng thay vì làm vậy, tôi thả người xuống ghế đỏ bằng nhựa dẻo ở góc cuối nhà hàng và thề sẽ không bao giờ nói ra điều ấy. Chia sẻ cảm xúc của mình cùng một người bạn có thể tạo nền tảng cho một hành động không chung thủy đối với chồng mình. Kể cho bà chị cay nghiệt của tôi, Suzanne, thì hẳn chị sẽ tuôn ra cả một bài thuyết giảng gay gắt về hôn nhân và quan niệm một vợ một chồng. Viết chuyện này vào nhật ký thì sẽ khiến nó trầm trọng hơn nữa, điều đó tôi quyết không làm. Còn nói với Andy sẽ là tổng hợp của ngớ ngẩn, hủy hoại bản thân và gây tổn thương. Mặc dù lo lắng trước việc phải nói một phần sự thật, một vết đen trong quan hệ vợ chồng mới cưới của chúng tôi, nhưng tôi tin rằng đó là cách tốt nhất.
"Tôi có thể mang gì cho cô?" cô phục vụ, có biển tên đề Annie, hỏi tôi. Cô có mái tóc xoăn màu đỏ và làn da lấm tấm tàn nhang, và tôi nghĩ, Ngày mai mặt rời sẽ bừng sáng.
Tôi chỉ muốn một ly cà phê, nhưng vốn từng làm phục vụ, còn nhớ mình đã thất vọng ra sao khi người ta chỉ mua đồ uống, ngay cả vào lúc ngoài giờ ăn chính, thế nên tôi gọi cà phê và một chiếc bánh vòng pho mát kem nhân hạt hoa anh túc.
"Được rồi," cô nói, gật đầu vui vẻ với tôi.
Tôi mỉm cười cảm ơn cô. Sau đó, khi cô quay bước về phía bếp, tôi thở hắt ra và nhắm mắt lại, tập trung nghĩ tới một điều: tôi yêu Andy biết chừng nào. Tôi yêu mọi thứ thuộc về anh, kể cả những điều hẳn sẽ làm hầu hết các cô gái phiền lòng. Tôi thấy cả sự dễ thương trong chuyện anh gặp khó khăn khi nhớ tên người khác (anh cứ gọi tên ông sếp cũ của tôi là Fred, thay vì Frank) hay lời hát của ngay cả những bài nổi tiếng nhất ("Billie Jean is not my mother".) Và tôi chỉ lắc đầu mỉm cười khi anh cho hoài gã lang thang ở công viên Bryant mỗi ngày một đô la trong suốt gần một năm trời - cái gã trông hệt tay lừa đảo lái con Range Rover. Tôi yêu sự cả tin và lòng thương người của Andy. Tôi yêu tính tình vui vẻ chân thật ngây thơ vô cùng hòa hợp với ngoại hình điển trai tóc vàng mắt xanh của anh. Tôi thấy may mắn được sống cùng người đàn ông mà sau sáu năm hò hẹn, vẫn sốt sắng đứng chờ tôi quay lại từ phòng vệ sinh nữ, vẫn vẽ những trái tim nguệch ngoạc méo mó trên làn hơi nước phủ mặt gương trong phòng tắm của chúng tôi. Andy yêu tôi, và tôi không ngại nói rằng, đó là lý do quan trọng nhất vì sao chúng tôi ở bên nhau, và vì sao tôi cũng yêu anh.
"Cô có muốn nướng bánh lên không?" Annie nói to từ phía sau quầy.
"Có chứ," tôi nói, mặc dù không thật sự bận tâm.
Tôi để tâm trí mình trôi về cái đêm Andy cầu hôn tôi ở Vail, cách anh vờ đánh rơi chiếc ví, trong một chuyển động rõ ràng được tập dượt hết sức kỹ lưỡng, để anh có thể cúi xuống nhặt nó và rồi đột nhiên quỳ gối. Tôi nhớ khi nhấm nháp sâm banh, chiếc nhẫn của tôi lấp lánh trong ánh sáng lò sưỡi, và tôi nghĩ, Chính là như thế. Đây là khoảnh khắc mọi cô gái đều mơ ước. Đây là khoảnh khắc tôi hằng mơ ước, đợi chờ và khao khát.
Annie mang cà phê tới, và tôi ấp hai tay quanh chiếc cốc nặng trịch nóng hôi hổi. Tôi nâng cốc lên môi, uống một hơi dài, và nghĩ về một năm đính hôn của chúng tôi - một năm đầy ấp lễ mừng, tiệc tùng và ngập tràn kế hoạch cho ngày cưới. Bàn bạc về váy cưới và áo tuxedo, những điệu valse và bánh sô cô la trắng. Tất cả đều hướng tới đêm huyền diệu ấy. Tôi nghĩ về những lời thề nồng thắm của chúng tôi. Điệu nhảy đầu tiên của chúng tôi với bản "What a Wonderful World". Những lời chúc rượu dí dỏm, ấm áp dành cho chúng tôi - những bài diễn văn tràn ngập những lời hoa mỹ quen thuộc quả thật rất đúng với chuyện của chúng tôi: quá sức đẹp đôi… tình yêu đích thực… lẽ sống của nhau.
Tôi nhớ đến chuyến bay đến Hawaii sáng hôm sau, Andy và tôi nắm tay nhau trong khoang hạng nhất, cười phá lên trước tất cả những sơ xuất nho nhỏ ngoài ý muốn trong ngày trọng đại của chúng tôi: Phần nào của buổi lễ mà người quay phim không ghi lại được ấy nhỉ? Trên đường tới tiệc chiêu đãi, mưa còn có thể to hơn được không chứ? Đã khi nào bọn mình trông thấy James, em trai của anh, oải đến thế chưa? Tôi nghĩ về những buổi hoàng hôn đi dạo trong kỳ trăng mật, những bữa tối lung linh ánh nến và cái buồi sáng đặc biệt sống động khi Andy cùng tôi lang thang trên bãi biển hoang sơ hình bán nguyệt tên là Lumahai ở phía Bắc Kauai. Với cát trắng mịn màng và những phiến nham thạch hết sức ấn tượng nhô lên trên mặt nước màu ngọc lam, đó là một trong những cảnh tượng kỳ diệu nhất trên trái đất mà tôi từng chiêm ngưỡng. Lúc đó, khi tôi đang mãi ngắm nhìn phong cảnh, Andy đặt cuốn sách của Stephen Ambrose lên chiếc khăn tắm ngoại cỡ của chúng tôi, nắm lấy hai bàn tay tôi, và hôn tôi. Tôi cũng hôn anh, ghi khắc trong lòng giây phút ấy. Tiếng sóng vỗ bờ ì oạp, cảm giác làn gió biển mát lạnh lùa trên mặt, hương thơm của chanh hòa quyện với mùi dừa từ kem chống nắng. Khi chúng tôi rời nhau, tôi nói với Andy rằng tôi chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc đến thế. Đó là sự thật.
Nhưng phần tuyệt vời nhất lại đến sau lễ cưới, sau tuần trăng mật, sau khi những món quà hữu dụng được tháo dỡ ra trong căn hộ nhỏ bé của chúng tôi ở Murray Hill - và những món ngộ nghĩnh, ít hữu dụng được chuyển xuống phòng kho. Nó đến khi chúng tôi hình thành nhịp điệu đời sống vợ chồng. Bình thường, giản dị và thực tế. Nó đến vào buổi sáng khi chúng tôi nhấm nháp cà phê và trò chuyện trong lúc chuẩn bị đi làm. Nó đến khi tên anh chốc chốc lại hiện lên trong hòm tin nhắn của tôi. Nó đến vào mỗi buổi tối, khi chúng tôi lật tới lật lui mấy cuốn thực đơn giao hàng tại nhà, tính xem nên ăn món gì và cả quyết rằng sắp tới sẽ tự nấu bữa tối. Nó đến trong những lúc massage chân, trong từng nụ hôn, trong mỗi lần chúng tôi giúp nhau cởi đồ trong bóng tối. Tôi hướng tâm trí mình về những chi tiết đó. Tất cả những chi tiết đã làm nên một trăm ngày đầu tiên bên nhau của chúng tôi.
Vậy nhưng lúc Annie mang bánh vòng tới, tôi lại trở về nơi giao lộ đó, trái tim tôi lại đập thình thịch. Tôi chợt hiểu rằng mặc cho tôi cảm thấy hạnh phúc nhường nào khi sống cùng Andy, tôi cũng không thể dễ dàng quên được khoảnh khắc đó, cái cảm giác tắc nghẹn nơi cổ họng lúc tôi trông thấy lại khuôn mặt của người ấy. Dù cho tôi muốn quên nó đến tuyệt vọng. Nhất là vì tôi muốn quên.
Tôi ngại ngần liếc nhìn hình phản chiếu của mình trên vách kính bên cạnh ghế ngồi. Tôi không có gì phải lo lắng về dáng vẻ của mình, mà lại càng không có gì để hân hoan khi nhận ra mình vẫn có mái tóc hết sức gọn gàng đẹp mắt, mặc cho mọi tác động của một buổi chiều loanh quanh trong mưa. Tôi còn có làn da hồng hào, nhưng tôi thầm nhủ đó chỉ là vì gió lạnh đã nhuốm hồng đôi má. Không có gì khác nữa.
Và đó cũng là lúc điện thoại của tôi đổ chuông rồi tôi nghe thấy giọng người ấy. Giọng nói đã tám năm mười sáu ngày rồi tôi không nghe thấy.
"Có thật là em đó không?" người ấy hỏi tôi. Giọng anh thậm chí còn trầm ấm hơn tôi nhớ, nhưng mặc khác nó vẫn như đang quay ngược về quá khứ. Như thể đang nói nốt câu chuyện mới chỉ vài giờ trước.
"Vâng," tôi nói.
"Vậy ư," anh nói. "Em vẫn dùng số cũ."
Rồi, sau một khoảnh khắc im lặng kỳ lạ, khoảnh khắc mà tôi nhất định không chịu lấp đầy, anh nói tiếp, "Anh cho rằng có những thứ không hề thay đổi."
"Vâng," tôi lại nói.
Bởi vì dù tôi không muốn thừa nhận bao nhiêu đi nữa thì anh vẫn đúng.