Tang lễ Sơn đen kết thúc trong lặng lẽ, mỗi người từ quay trở về với nhịp sống thường nhật của mình, dòng người vẫn vô tình trôi nhanh như không hề nhớ rằng cuộc đời này đã vừa mất đi một người từng rất quan trọng với nhiều người khác.
Tôi cũng quay trở lại với cuộc sống của mình, nhưng tôi không còn là chính tôi nữa. Tôi buồn mà không biết là mình đang buồn, tôi luôn trong tâm trạng lang thang, đầu óc lơ ngơ không mục đích. Đến nỗi thầy cô nhiều lần nhắc nhở tôi phải tập trung trong giờ học, nhưng tôi vẫn đâu lại hoàn đấy, vẫn chẳng để tâm gì.
Tiểu Mai biết và hiểu vì sao tôi lại như vậy, khác với mọi lần, nàng không hề nhắc nhở tôi phải chú tâm vào chuyện học hành, nàng chỉ đến gặp tôi, và ngồi cạnh bên, yên lặng cùng với tôi, chung một nỗi đau mà tôi đang gánh chịu. Cái siết tay nhẹ nhàng của nàng, cái tựa đầu thật khẽ vào vai của nàng là hơi ấm duy nhất giúp tôi không gục ngã vào khoảng thời gian ấy.
Khi đêm xuống, tôi trở thành một bờ vai khác, tôi là chỗ dựa của bé Trân, con bé khóc nhiều đến nỗi có hôm ướt đẫm cả vai áo tôi. Còn tôi thì cứ luôn miệng vỗ về con bé:
- Không phải lỗi của em đâu… không phải đâu….!
Tiếng dỗ dành của tôi, tiếng thổn thức của bé Trân đã kết thúc một ngày ảm đạm, và báo hiệu một ngày mai sẽ còn bi thương hơn thế nữa. Nhưng Trân còn khóc được, còn có thể nói ra tất cả những gì con bé nghĩ, nói ra rằng con bé đã định sẽ chấp nhận lời tỏ tình của Sơn đen vào ngày chủ nhật định mệnh hôm ấy.
- Em muốn được yêu… chứ không phải là yêu… đơn phương… hu hu…..!- Từng giọt nước mắt nóng hổi lăn dài trên má con bé.
Ngày ấy, tôi chưa bao giờ tự hỏi rằng người Trân yêu đơn phương là ai, và tôi cũng không muốn hỏi, tôi chỉ muốn để mọi việc chìm vào quá khứ, dần lãng quên theo thời gian năm tháng.
Tôi rất giỏi trong việc an ủi người khác, từ bé Trân đến A Lý, đến hội bàn tròn, đến tụi trẻ con xóm nhà Sơn đen. Nhưng tôi lại rất dở trong việc tự an ủi bản thân mình, và từ chối tất cả những lời hỏi thăm, chỉ trừ Tiểu Mai ra, vì nàng luôn im lặng khi gặp tôi. Buổi tối, tôi chìm sâu vào nỗi đau của riêng mình, nghẹn ứ và đau thắt lại mà chưa bao giờ cảm thấy thoải mái được một phút giây nào. Tôi muốn hét lên, nhưng không thể hét, tất cả là một cảm giác đông đặc, khó thở.
Tôi không biết tận đáy lòng mình đang chờ mong điều gì, một điều gì có thể là chìa khóa để mở lòng tôi ra sau mất mát quá lớn lao này. Dùng trí óc mình, tôi tự vin vào một lí do, đó là tôi đợi một bản án từ phiên tòa, nhưng ba tôi vẫn không nói gì, và Tiểu Mai cũng cho biết chú Ba lại càng không nói gì với cả người nhà nàng.
Tôi đã có những ngày sống không mục đích, sống mà như chết, thậm chí có lúc tôi còn tưởng rằng mình sẽ chết dần chết mòn như cây khô thiếu nước, mà theo gót thằng bạn mình đi đến nơi xa xôi của thế giới bên kia.
Bạn bè tôi biết điều đó, hội bàn tròn biết điều đó, tụi nó lo lắng cho tôi, và lại càng lo hơn khi mà trận bóng tứ kết diễn ra vào chiều chủ nhật ngày mai. Ngày Luân khùng báo tin chúng tôi sẽ chạm trán với lớp 11A8 ở vòng 8 đội mạnh cũng là ngày tôi nhận được tin từ thằng Rế, nó cho biết nhiều khả năng hai thằng kia sẽ chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ trong vòng 6 tháng.
Không biết nói gì hơn, cũng không dám đến thắp một nén hương cho Sơn đen, tôi sợ phải gặp ba mẹ nó, tôi sợ ánh nhìn thơ ngây của em nó. Tôi cảm thấy mình như một thằng tội đồ hứa được mà không làm được, tôi tự thấy mình không thể đối mặt với gia đình nhà nó.
Chiều chủ nhật hôm ấy, khi trận bóng diễn ra trong tiếng hò reo vỗ tay của mọi người, tôi thẫn thờ khoác áo số 10 và bước vào sân trong ánh mắt dõi theo của nhiều người, vì họ hi vọng tôi sẽ trình diễn một trận đấu còn hơn cả trận vừa rồi nữa.
Đưa mắt nhìn dòng người từ bốn phía đang vỗ tay và reo vui hớn hở, tôi tự hỏi liệu có ai ở đây biết rằng tôi vừa mất đi một người bạn rất thân hay không?
Dĩ nhiên là không rồi, Sơn đen mất đi, để lại nỗi đau cho gia đình nó, bạn bè nó, nhưng một sự thật phũ phàng là thế giới vẫn không có gì thay đổi. Thời gian vẫn trôi, ngày qua đêm đến, trái đất vẫn quay, và quả bóng tròn vẫn lăn.
- Nam… mày nhìn đâu vậy? – Dũng xoắn la lên khi đường chuyền của nó vụt qua trước mặt tôi một cách chậm chạp và không được đón nhận.
Tôi chỉ cúi đầu không nói, lại cúi gằm mặt mà chạy như cho có trong đội hình lớp mình, không hề quan tâm đâu là đội mình, đâu là đội bạn. Tôi không có bóng vì không nhận bóng, nhưng khi có bóng thì tôi lại chuyền đi những đường chuyền không địa chỉ.
Tôi đứng trên sân lúc này vì cái gì chứ? Tôi chỉ muốn đá banh với Sơn đen, với bạn của tôi thôi, các người chả là cái thá gì để tôi phải dốc sức mà chạy cả! Các người chả là gì cả…!
Căm ghét thế giới bằng một ngọn lửa điên loạn, ẩn sau một thân xác não nề và chậm chạp, tôi là nỗi xấu hổ của đội bóng 11A1 hôm đó. Đến tận giờ giải lao, thằng Tuấn rách nắm cổ áo tôi mà lôi đi vào nhà vệ sinh trong tiếng kêu la đầy thất vọng của khán giả:
- Mày nghĩ mày đang làm gì? Hả? - Tuấn rách hét lên.
- ………! – Tôi lặng yên không đáp.
- Mày tưởng có mình mày mất bạn sao? Thằng Sơn cũng là bạn tụi tao mà, hả?
- ……..!
- Mày không coi tụi tao là bạn à? Mày như vậy thì thà đừng ra sân còn hơn, tao kêu thằng Xung vô đá thay mày!
- ……………..!
Nổi sùng trước bộ dạng im lặng phớt lờ của tôi, Tuấn rách cầm nguyên gáo nước lạnh dội thẳng vào mặt tôi:
- Mày tỉnh ra chưa? HẢ?
- Ục…….! – Tôi ngộp thở vuốt mặt liên tục.
Tuấn rách nhìn tôi đầy thất vọng, nó gào lên:
- Mày tưởng nhớ thằng Sơn bằng cách đó à? Nó có bảo tụi mình phải chiến thắng trận này không? Hả Nam? Mày đang chờ cái gì? Mày thể hiện cái gì ở đây?
- ……….!
- Tao cũng mất bạn vậy, nó cũng là bạn tao mà, nhưng mày… mày không xứng đáng là bạn nó, tất cả những gì mày thể hiện nãy giờ chỉ chứng tỏ là nó nhìn lầm mày rồi, thằng hèn!
- …………..!
- Suốt cả hiệp vừa qua bọn tao đá thiếu mày, thằng Chiến chạy té cả mấy lần, thằng Luân suýt nữa là gãy chân, mày có thấy không? HẢ?
- …………..!
- Bốp…..!
- Uỵch……….!
Tuấn rách quay lưng bỏ đi sau khi giáng cho tôi một cú đấm vào mặt, cú đấm đủ mạnh để làm tôi nhận ra được là tôi vừa nghe thấy hết những gì nó nói, nhưng không đủ mạnh để vực tôi dậy.
Có lẽ, ông trời hãy còn thương tôi, cuộc đời hãy còn ưu ái với tôi….
Ít giây sau, khi tôi vẫn ngồi phịch ra nền đất sau cú đấm của Tuấn rách, thằng Khang mập lò dò lại gần, nó cười cười gãi đầu nhìn tôi. Lạ lùng thay, nó không hề nói gì về trận bóng, cũng không bình phẩm gì về bộ dạng ướt mem, và khóe môi rỉ máu của tôi, nó chỉ nói:
- Ê Nam… mày thấy tao có giống thằng Sơn hông?
- Gì…..? – Tôi ngạc nhiên, ngước mắt nhìn nó.
- Hì hì, từ giờ tao làm bạn thân mày nha, tao cũng mập, cũng ngăm đen, hao hao giống nó nè!
- Mày.. điên à…? Muốn chết theo nó à?
- Thôi, để bạn thân đỡ mày dậy nào…hây….!
- ………..!
- Hây….mày nặng quá vậy…Nam….!
- ………!
- Nhìn… gì mậy?
- Tao….cảm ơn……!
- Uầy, chỗ bạn bè thân thiết, khách sao chi hả chú, ra đá một trận thiệt đẹp tao coi nào!
- ….Ừm…..!
Thủ môn Khang mập dìu tôi ra sân trong ánh mắt ngỡ ngàng của khán giả, có lẽ mọi người cũng biết đã có xô xát vì mâu thuẫn nội bộ trong giờ giải lao của 11A1, vì ai cũng nhìn rõ khóe miệng rỉ máu của tôi, và gương mặt hầm hầm của Tuấn rách.
- Sao… cái thằng này? Mày bình tĩnh không được à? – Luân khùng sấn tới chỗ thằng Tuấn rách.
- Được rồi mà… do tao….! – Tôi lắc đầu, cất tiếng nói một cách khó khăn, tưởng chừng như đã lâu lắm rồi tôi mới nói trở lại.
Bước đến lại gần Tuấn rách, tôi nhìn nó, và cười:
- Quả đấm này tao ghi nợ, ranh con hỗn xược!
- Ừm, tao coi mày làm sao cho tao trả được nợ đây, thằng… cù lần! – Nó cười.
Không ai bảo ai, có lẽ mọi người đều cảm nhận được rằng sức sống đang trở lại với chiếc áo AC Milan mà cả bọn đang khoác trên người, như có một luồng sinh khí mới được thổi vào đó. Tụi tôi, có lẽ đã trở lại thành một đội hình bất khả chiến bại từ đầu mùa giải đến giờ.
Ngước mắt nhìn bầu trời buổi chiều xanh trong không một gợn mây, tôi khẽ hít một hơi thật sâu, đưa luồng không khí trong lành vào lồng ngực mình. Và chợt cảm thấy phấn khích vì những tiếng hò reo xung quanh, tôi trở lại là tôi, một cầu thủ với kĩ thuật cá nhân hạng ưu của mùa bóng năm đó.
- “ Sơn… tao nghĩ là tao bắt đầu… biết sút rồi! “
Tôi dốc bóng chạy thật nhanh về phía khung thành trong những phút cuối cùng của hiệp hai, vẽ một đường đảo người điêu luyện vượt qua hàng thủ của đội 11A8, xỏ kim đưa bóng qua giữa hai chân hậu vệ cuối cùng của tuyến dưới và mặt đối mặt với thủ môn.
- Nam… chuyền qua đây! - Tuấn rách giơ tay gào lên bên cánh trái.
Nhưng không, tôi không chuyền sang bên như mọi khi nữa. Trước mắt tôi bây giờ là một thủ môn đang lao ra chặn bóng, và ở trong khung thành đội bạn, tôi thấy một bóng dáng ngăm đen quen thuộc đang chạy thẳng vào mành lưới, tôi thấy… Sơn đen đang ở trần, chiếc áo vắt ngang lưng, nó vẫy tay và toét miệng cười với tôi, ý bảo là… chuyền cho tao này… chuyền cho tao này……!
Đúng vậy, giờ tôi đã hiểu những lời Sơn đen đã nói, tôi đã hiểu thế nào là một cú sút ẩn sau một đường chuyền.
Mỉm cười thật tươi, tôi đưa mắt nhìn hình bóng hư ảo của bạn mình và nói:
- Vĩnh biệt mày… bạn thân của tao…..!
Rồi tôi sút thẳng vào khung thành, một cú sút bay xé gió ngang qua mặt thủ môn, một cú sút không thể đẹp hơn được nữa. Cầu trường vỡ tung lên vì trận thắng tuyệt đẹp, vẫn là trận thắng lội ngược dòng của 11A1, một đội hình mạnh mẽ nay đã giữ vững được thành tích bất bại và bước chân vào bán kết.
Có lẽ, khi ta chấp nhận một sự thật, thì cuộc đời sẽ hé một cánh cửa để đón ta bước vào một tương lai mới, sau khi đã khép lại một quá khứ. Tôi cuối cùng cũng đã chấp nhận thực tại rằng Sơn đen đã mất thật rồi.
Chiều chủ nhật hôm ấy, lần đầu tiên sau đám tang, tôi đến nhà Sơn đen và thắp một nén hương lên bàn thờ:
- “Cảm ơn mày, lớp tao lại thắng nữa rồi. Nhưng… tao có lẽ sẽ không sút như vậy nữa đâu, bởi…mày còn phải đi đầu thai mà, đâu thể ở mãi với tao được, đâu thể lúc nào cũng có mặt trong khung thành để mà tao chuyền vào đâu nhỉ? Hì hì! “
Cắm nén hương xuống, tôi quay lưng bước đi một cách thanh thản, và ngày hôm ấy cũng là ngày tôi tự hứa với lòng mình, sẽ tự tập bằng được cú sút “ lá vàng rơi “ huyền thoại.
Vài ngày sau đó, khi phiên tòa xét xử hai thằng ranh con khốn kiếp kia diễn ra, ba tôi không cho phép tôi nghỉ học để dự buổi thẩm án. Nhưng theo lời thằng Rế và những người có mặt trong phiên tòa kể lại thì lúc ban đầu, gương mặt của lão béo vẫn cười khinh khỉnh, ngạo mạn cho rằng con mình sẽ chỉ bị cải tạo không giam giữ trong vòng nửa năm, theo như mức phạt nhẹ nhất mà luật sư bên bị cáo đề nghị. Không cần nói thì mọi người cũng biết hẳn lão đã vung ra rất nhiều tiền, rất nhiều là đằng khác, vì cánh báo chí hôm đó không được phép có mặt trong phiên tòa, đó là một phiên xử kín.
Thế nhưng sau đó, người luật sư bên bị cáo đã toát mồ hôi hột khi phải đối mặt với một công tố viên đầy lời lẽ sắc bén và thuyết phục, đã nâng mức phạt mà bị cáo phải chịu lên đến phạt tù hai năm. Lão béo lồng lộn lên và đòi đánh người công tố viên đó, nhưng đã bị lực lượng an ninh cản lại và cảnh cáo sẽ tạm giam luôn lão ta nếu còn hung hăng.
Giây phút cân não nhất chính là giây phút mà chủ tọa tuyên bố nghỉ giải lao để thương nghị mức phạt cuối cùng. Theo lời mẹ tôi kể, hôm ấy ba tôi không có mặt tại phiên tòa, nhưng một người làm ở Viện kiểm sát có mặt trong buổi xử án hôm đó lại là người từng đến nhà tôi mấy hôm trước, và là người quyết định mức phạt sau cùng.
- Hai bị cáo tuy dưới 18 tuổi nhưng đã trên 16 tuổi, đủ tuổi phải chịu trách nhiệm khi lái xe lúc chưa ở độ tuổi quy định, không có giấy phép lái xe, dẫn đến gây thiệt hại về nhân mạng. Sau đó lại cố tình bỏ trốn không ở lại cấp cứu người bị tai nạn, xét thấy những hành vi trên có tính chất nghiêm trọng, gây bất bình cho xã hội. Nay tòa tuyên án, không phải là cải tạo nửa năm tại trại giáo dưỡng như luật sư bên bị can đề nghị, mà hai bị cáo phải chịu mức phạt là bốn năm tù giam, và gia đình có trách nhiệm bồi thường cho gia đình người bị hại tất cả số tiền mà tòa nêu ra sau đây……..!
Tôi nghe thằng Rế kể lại rằng người vợ của lão béo đã ngất xỉu ngay sau khi tòa tuyên án, và hai thằng con mất dạy kia thì gào khóc lên thảm thiết, nước mắt ràn rụa luôn mồm nói rằng con đã hối hận lắm rồi, xin tòa tha cho chúng con. Nhưng ai sẽ mủi lòng thương đây, khi tụi nó trước đó còn cậy cha mà huênh hoang tự đắc, gương mặt côn đồ nhuộm tóc xỏ khuyên, ai sẽ thương chúng nó?
Lão béo không nói được câu nào, trố mắt nhìn hai thằng con đang khóc vật vạ giữa vành móng ngựa, rồi lão quỳ sụp xuống nền nhà trong câm lặng, trong ánh mắt khinh bỉ của tất cả những người có mặt tại phiên tòa.
Người công tố viên đi đến trước mặt lão béo, và nói một câu mà tất cả đều nghe thấy:
- Trong hệ thống hành pháp của Việt Nam thì có một nơi mà tiền bạc không thể nào vươn tới được, ông biết đó là đâu không?
- ………! – Lão béo ngước mặt lên, đôi mắt đỏ long sòng sọc.
Người công tố viên chỉ tay vào ngực trái của mình:
- Đó là những người như tôi đây!
Phiên tòa hôm ấy đã kết thúc như vậy đấy, một bản án thích đáng đã được tuyên ra trong không khí công chính, liêm minh của một nơi gọi là Tòa án nhân dân tối cao, nơi đại diện cho pháp luật đất nước Việt Nam.
…………………
Tôi đặt một bó hoa lên trên mộ phần của Sơn đen, mỉm cười báo lại với nó rằng hai kẻ thủ ác đã phải đền tội:
- Mày… thanh thản ra đi được rồi, vĩnh biệt nhé!
- Tạm biệt! - Tiểu Mai cũng khẽ nói.
Rồi hai đứa tôi quay đi, cảm giác như sau lưng mình có tiếng rì rào của sóng biển đang reo vui, như chính thằng Sơn đang vẫy tay chào tôi vậy.
Ừ…. tạm biệt… năm sau, tao lại đến viếng mày!
………………..
Tôi ngồi trên thảm cỏ trải dài của biển Đồi Dương, đưa ánh nhìn xa xăm, mỉm cười thanh thản:
- Hì, nói đi cũng phải nói lại, nhờ thằng Sơn mà anh mới gặp được em đấy, biết không?
Tiểu Mai tựa vào vai tôi, nàng khẽ nói:
- Em biết chứ!
- Nó… tốt lắm đấy!
- Em biết…!
- Anh với nó…. Nó như anh trai của anh vậy, lúc nào cũng nhường anh cả… nó đá banh không thua gì anh đâu…!
- ………….!
- Nó… biết tính anh thích phô diễn cá nhân, nên nó… nó nói là… một đội bóng, thì không cần có hai ngôi sao…!
- ……….!
Sóng biển vỗ rì rào từng đợt lên cát, tràn lên rồi lại rút xuống, nhẹ nhàng… êm dịu…. Và tôi vẫn tiếp tục dòng hồi tưởng của mình.
- Nó… từ đó nó đá hậu vệ… anh thì trung phong… thiệt tình… chưa từng thấy thằng nào… tốt như nó….!
- ……………!
- Anh……!
Đến khi tôi không thể nào nói được nữa, Tiểu Mai đã nhẹ ôm tôi vào lòng và vỗ về:
- Xem anh kìa, đau khổ đến mức bật khóc rồi..!
- Hức…….!
Tôi không phải là một thằng con trai mít ướt, rất hiếm khi chảy nước mắt, bởi tính tôi sĩ diện và trọng danh dự rất cao. Nhưng chiều hôm đó, lần đầu tiên tôi biết mình có thể khóc được, và chỉ duy nhất có thể khóc trước mặt một ai đó mà thôi!
Khi cực thịnh, trải qua một khoảng hư không, nỗi đau trong tôi cuối cùng cũng đã có thể khởi suy!
Hương hoa bạch mai nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau của tôi, như chính Tiểu Mai vậy, thuần khiết và yên bình…
Sóng biển lại vỗ nhẹ nhàng, hiền từ vào bờ cát, rì rào từng đợt, và gió thổi miên man trên tóc hai đứa, đưa hương hoa bạch mai nhẹ lẫn vào rừng dương.
Tôi nắm tay Tiểu Mai, nhìn thẳng vào mắt nàng, mỉm cười nói:
- Em nè… anh không biết một lời hứa với em có ý nghĩa như thế nào….!
- Nặng tựa tính mạng! - Tiểu Mai cắt lời tôi.
Cười hạnh phúc, tôi tiếp lời chân thành tự trong tim tôi:
- Anh chưa từng khát khao một điều gì thật mãnh liệt, vì anh không thể chịu nổi cảm giác khi điều đó mất đi!
- Dạ…? – Tiểu Mai nhẹ hỏi.
- Nhưng… sau này dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, em cũng đừng rời xa anh…. Nhé?
- Ừa…..!
- Hứa với anh, nhé?
- Hi, em hứa!
- Anh yêu em nhiều lắm đấy…!
- Biết mà, ngốc ạ….!
Đó, là một lời hứa giữa chúng tôi và được mẹ đại dương làm chứng, một lời hứa giữa biển khơi mênh mông, xanh trong và vô tận.
Và đó cũng chính là lời hứa đã khiến cho câu chuyện này tiếp diễn thêm đến tận bốn năm sau nữa, dù muốn dù không!
Tang lễ Sơn đen kết thúc trong lặng lẽ, mỗi người từ quay trở về với nhịp sống thường nhật của mình, dòng người vẫn vô tình trôi nhanh như không hề nhớ rằng cuộc đời này đã vừa mất đi một người từng rất quan trọng với nhiều người khác.
Tôi cũng quay trở lại với cuộc sống của mình, nhưng tôi không còn là chính tôi nữa. Tôi buồn mà không biết là mình đang buồn, tôi luôn trong tâm trạng lang thang, đầu óc lơ ngơ không mục đích. Đến nỗi thầy cô nhiều lần nhắc nhở tôi phải tập trung trong giờ học, nhưng tôi vẫn đâu lại hoàn đấy, vẫn chẳng để tâm gì.
Tiểu Mai biết và hiểu vì sao tôi lại như vậy, khác với mọi lần, nàng không hề nhắc nhở tôi phải chú tâm vào chuyện học hành, nàng chỉ đến gặp tôi, và ngồi cạnh bên, yên lặng cùng với tôi, chung một nỗi đau mà tôi đang gánh chịu. Cái siết tay nhẹ nhàng của nàng, cái tựa đầu thật khẽ vào vai của nàng là hơi ấm duy nhất giúp tôi không gục ngã vào khoảng thời gian ấy.
Khi đêm xuống, tôi trở thành một bờ vai khác, tôi là chỗ dựa của bé Trân, con bé khóc nhiều đến nỗi có hôm ướt đẫm cả vai áo tôi. Còn tôi thì cứ luôn miệng vỗ về con bé:
- Không phải lỗi của em đâu… không phải đâu….!
Tiếng dỗ dành của tôi, tiếng thổn thức của bé Trân đã kết thúc một ngày ảm đạm, và báo hiệu một ngày mai sẽ còn bi thương hơn thế nữa. Nhưng Trân còn khóc được, còn có thể nói ra tất cả những gì con bé nghĩ, nói ra rằng con bé đã định sẽ chấp nhận lời tỏ tình của Sơn đen vào ngày chủ nhật định mệnh hôm ấy.
- Em muốn được yêu… chứ không phải là yêu… đơn phương… hu hu…..!- Từng giọt nước mắt nóng hổi lăn dài trên má con bé.
Ngày ấy, tôi chưa bao giờ tự hỏi rằng người Trân yêu đơn phương là ai, và tôi cũng không muốn hỏi, tôi chỉ muốn để mọi việc chìm vào quá khứ, dần lãng quên theo thời gian năm tháng.
Tôi rất giỏi trong việc an ủi người khác, từ bé Trân đến A Lý, đến hội bàn tròn, đến tụi trẻ con xóm nhà Sơn đen. Nhưng tôi lại rất dở trong việc tự an ủi bản thân mình, và từ chối tất cả những lời hỏi thăm, chỉ trừ Tiểu Mai ra, vì nàng luôn im lặng khi gặp tôi. Buổi tối, tôi chìm sâu vào nỗi đau của riêng mình, nghẹn ứ và đau thắt lại mà chưa bao giờ cảm thấy thoải mái được một phút giây nào. Tôi muốn hét lên, nhưng không thể hét, tất cả là một cảm giác đông đặc, khó thở.
Tôi không biết tận đáy lòng mình đang chờ mong điều gì, một điều gì có thể là chìa khóa để mở lòng tôi ra sau mất mát quá lớn lao này. Dùng trí óc mình, tôi tự vin vào một lí do, đó là tôi đợi một bản án từ phiên tòa, nhưng ba tôi vẫn không nói gì, và Tiểu Mai cũng cho biết chú Ba lại càng không nói gì với cả người nhà nàng.
Tôi đã có những ngày sống không mục đích, sống mà như chết, thậm chí có lúc tôi còn tưởng rằng mình sẽ chết dần chết mòn như cây khô thiếu nước, mà theo gót thằng bạn mình đi đến nơi xa xôi của thế giới bên kia.
Bạn bè tôi biết điều đó, hội bàn tròn biết điều đó, tụi nó lo lắng cho tôi, và lại càng lo hơn khi mà trận bóng tứ kết diễn ra vào chiều chủ nhật ngày mai. Ngày Luân khùng báo tin chúng tôi sẽ chạm trán với lớp A ở vòng đội mạnh cũng là ngày tôi nhận được tin từ thằng Rế, nó cho biết nhiều khả năng hai thằng kia sẽ chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ trong vòng tháng.
Không biết nói gì hơn, cũng không dám đến thắp một nén hương cho Sơn đen, tôi sợ phải gặp ba mẹ nó, tôi sợ ánh nhìn thơ ngây của em nó. Tôi cảm thấy mình như một thằng tội đồ hứa được mà không làm được, tôi tự thấy mình không thể đối mặt với gia đình nhà nó.
Chiều chủ nhật hôm ấy, khi trận bóng diễn ra trong tiếng hò reo vỗ tay của mọi người, tôi thẫn thờ khoác áo số và bước vào sân trong ánh mắt dõi theo của nhiều người, vì họ hi vọng tôi sẽ trình diễn một trận đấu còn hơn cả trận vừa rồi nữa.
Đưa mắt nhìn dòng người từ bốn phía đang vỗ tay và reo vui hớn hở, tôi tự hỏi liệu có ai ở đây biết rằng tôi vừa mất đi một người bạn rất thân hay không?
Dĩ nhiên là không rồi, Sơn đen mất đi, để lại nỗi đau cho gia đình nó, bạn bè nó, nhưng một sự thật phũ phàng là thế giới vẫn không có gì thay đổi. Thời gian vẫn trôi, ngày qua đêm đến, trái đất vẫn quay, và quả bóng tròn vẫn lăn.
- Nam… mày nhìn đâu vậy? – Dũng xoắn la lên khi đường chuyền của nó vụt qua trước mặt tôi một cách chậm chạp và không được đón nhận.
Tôi chỉ cúi đầu không nói, lại cúi gằm mặt mà chạy như cho có trong đội hình lớp mình, không hề quan tâm đâu là đội mình, đâu là đội bạn. Tôi không có bóng vì không nhận bóng, nhưng khi có bóng thì tôi lại chuyền đi những đường chuyền không địa chỉ.
Tôi đứng trên sân lúc này vì cái gì chứ? Tôi chỉ muốn đá banh với Sơn đen, với bạn của tôi thôi, các người chả là cái thá gì để tôi phải dốc sức mà chạy cả! Các người chả là gì cả…!
Căm ghét thế giới bằng một ngọn lửa điên loạn, ẩn sau một thân xác não nề và chậm chạp, tôi là nỗi xấu hổ của đội bóng A hôm đó. Đến tận giờ giải lao, thằng Tuấn rách nắm cổ áo tôi mà lôi đi vào nhà vệ sinh trong tiếng kêu la đầy thất vọng của khán giả:
- Mày nghĩ mày đang làm gì? Hả? - Tuấn rách hét lên.
- ………! – Tôi lặng yên không đáp.
- Mày tưởng có mình mày mất bạn sao? Thằng Sơn cũng là bạn tụi tao mà, hả?
- ……..!
- Mày không coi tụi tao là bạn à? Mày như vậy thì thà đừng ra sân còn hơn, tao kêu thằng Xung vô đá thay mày!
- ……………..!
Nổi sùng trước bộ dạng im lặng phớt lờ của tôi, Tuấn rách cầm nguyên gáo nước lạnh dội thẳng vào mặt tôi:
- Mày tỉnh ra chưa? HẢ?
- Ục…….! – Tôi ngộp thở vuốt mặt liên tục.
Tuấn rách nhìn tôi đầy thất vọng, nó gào lên:
- Mày tưởng nhớ thằng Sơn bằng cách đó à? Nó có bảo tụi mình phải chiến thắng trận này không? Hả Nam? Mày đang chờ cái gì? Mày thể hiện cái gì ở đây?
- ……….!
- Tao cũng mất bạn vậy, nó cũng là bạn tao mà, nhưng mày… mày không xứng đáng là bạn nó, tất cả những gì mày thể hiện nãy giờ chỉ chứng tỏ là nó nhìn lầm mày rồi, thằng hèn!
- …………..!
- Suốt cả hiệp vừa qua bọn tao đá thiếu mày, thằng Chiến chạy té cả mấy lần, thằng Luân suýt nữa là gãy chân, mày có thấy không? HẢ?
- …………..!
- Bốp…..!
- Uỵch……….!
Tuấn rách quay lưng bỏ đi sau khi giáng cho tôi một cú đấm vào mặt, cú đấm đủ mạnh để làm tôi nhận ra được là tôi vừa nghe thấy hết những gì nó nói, nhưng không đủ mạnh để vực tôi dậy.
Có lẽ, ông trời hãy còn thương tôi, cuộc đời hãy còn ưu ái với tôi….
Ít giây sau, khi tôi vẫn ngồi phịch ra nền đất sau cú đấm của Tuấn rách, thằng Khang mập lò dò lại gần, nó cười cười gãi đầu nhìn tôi. Lạ lùng thay, nó không hề nói gì về trận bóng, cũng không bình phẩm gì về bộ dạng ướt mem, và khóe môi rỉ máu của tôi, nó chỉ nói:
- Ê Nam… mày thấy tao có giống thằng Sơn hông?
- Gì…..? – Tôi ngạc nhiên, ngước mắt nhìn nó.
- Hì hì, từ giờ tao làm bạn thân mày nha, tao cũng mập, cũng ngăm đen, hao hao giống nó nè!
- Mày.. điên à…? Muốn chết theo nó à?
- Thôi, để bạn thân đỡ mày dậy nào…hây….!
- ………..!
- Hây….mày nặng quá vậy…Nam….!
- ………!
- Nhìn… gì mậy?
- Tao….cảm ơn……!
- Uầy, chỗ bạn bè thân thiết, khách sao chi hả chú, ra đá một trận thiệt đẹp tao coi nào!
- ….Ừm…..!
Thủ môn Khang mập dìu tôi ra sân trong ánh mắt ngỡ ngàng của khán giả, có lẽ mọi người cũng biết đã có xô xát vì mâu thuẫn nội bộ trong giờ giải lao của A, vì ai cũng nhìn rõ khóe miệng rỉ máu của tôi, và gương mặt hầm hầm của Tuấn rách.
- Sao… cái thằng này? Mày bình tĩnh không được à? – Luân khùng sấn tới chỗ thằng Tuấn rách.
- Được rồi mà… do tao….! – Tôi lắc đầu, cất tiếng nói một cách khó khăn, tưởng chừng như đã lâu lắm rồi tôi mới nói trở lại.
Bước đến lại gần Tuấn rách, tôi nhìn nó, và cười:
- Quả đấm này tao ghi nợ, ranh con hỗn xược!
- Ừm, tao coi mày làm sao cho tao trả được nợ đây, thằng… cù lần! – Nó cười.
Không ai bảo ai, có lẽ mọi người đều cảm nhận được rằng sức sống đang trở lại với chiếc áo AC Milan mà cả bọn đang khoác trên người, như có một luồng sinh khí mới được thổi vào đó. Tụi tôi, có lẽ đã trở lại thành một đội hình bất khả chiến bại từ đầu mùa giải đến giờ.
Ngước mắt nhìn bầu trời buổi chiều xanh trong không một gợn mây, tôi khẽ hít một hơi thật sâu, đưa luồng không khí trong lành vào lồng ngực mình. Và chợt cảm thấy phấn khích vì những tiếng hò reo xung quanh, tôi trở lại là tôi, một cầu thủ với kĩ thuật cá nhân hạng ưu của mùa bóng năm đó.
- “ Sơn… tao nghĩ là tao bắt đầu… biết sút rồi! “
Tôi dốc bóng chạy thật nhanh về phía khung thành trong những phút cuối cùng của hiệp hai, vẽ một đường đảo người điêu luyện vượt qua hàng thủ của đội A, xỏ kim đưa bóng qua giữa hai chân hậu vệ cuối cùng của tuyến dưới và mặt đối mặt với thủ môn.
- Nam… chuyền qua đây! - Tuấn rách giơ tay gào lên bên cánh trái.
Nhưng không, tôi không chuyền sang bên như mọi khi nữa. Trước mắt tôi bây giờ là một thủ môn đang lao ra chặn bóng, và ở trong khung thành đội bạn, tôi thấy một bóng dáng ngăm đen quen thuộc đang chạy thẳng vào mành lưới, tôi thấy… Sơn đen đang ở trần, chiếc áo vắt ngang lưng, nó vẫy tay và toét miệng cười với tôi, ý bảo là… chuyền cho tao này… chuyền cho tao này……!
Đúng vậy, giờ tôi đã hiểu những lời Sơn đen đã nói, tôi đã hiểu thế nào là một cú sút ẩn sau một đường chuyền.
Mỉm cười thật tươi, tôi đưa mắt nhìn hình bóng hư ảo của bạn mình và nói:
- Vĩnh biệt mày… bạn thân của tao…..!
Rồi tôi sút thẳng vào khung thành, một cú sút bay xé gió ngang qua mặt thủ môn, một cú sút không thể đẹp hơn được nữa. Cầu trường vỡ tung lên vì trận thắng tuyệt đẹp, vẫn là trận thắng lội ngược dòng của A, một đội hình mạnh mẽ nay đã giữ vững được thành tích bất bại và bước chân vào bán kết.
Có lẽ, khi ta chấp nhận một sự thật, thì cuộc đời sẽ hé một cánh cửa để đón ta bước vào một tương lai mới, sau khi đã khép lại một quá khứ. Tôi cuối cùng cũng đã chấp nhận thực tại rằng Sơn đen đã mất thật rồi.
Chiều chủ nhật hôm ấy, lần đầu tiên sau đám tang, tôi đến nhà Sơn đen và thắp một nén hương lên bàn thờ:
- “Cảm ơn mày, lớp tao lại thắng nữa rồi. Nhưng… tao có lẽ sẽ không sút như vậy nữa đâu, bởi…mày còn phải đi đầu thai mà, đâu thể ở mãi với tao được, đâu thể lúc nào cũng có mặt trong khung thành để mà tao chuyền vào đâu nhỉ? Hì hì! “
Cắm nén hương xuống, tôi quay lưng bước đi một cách thanh thản, và ngày hôm ấy cũng là ngày tôi tự hứa với lòng mình, sẽ tự tập bằng được cú sút “ lá vàng rơi “ huyền thoại.
Vài ngày sau đó, khi phiên tòa xét xử hai thằng ranh con khốn kiếp kia diễn ra, ba tôi không cho phép tôi nghỉ học để dự buổi thẩm án. Nhưng theo lời thằng Rế và những người có mặt trong phiên tòa kể lại thì lúc ban đầu, gương mặt của lão béo vẫn cười khinh khỉnh, ngạo mạn cho rằng con mình sẽ chỉ bị cải tạo không giam giữ trong vòng nửa năm, theo như mức phạt nhẹ nhất mà luật sư bên bị cáo đề nghị. Không cần nói thì mọi người cũng biết hẳn lão đã vung ra rất nhiều tiền, rất nhiều là đằng khác, vì cánh báo chí hôm đó không được phép có mặt trong phiên tòa, đó là một phiên xử kín.
Thế nhưng sau đó, người luật sư bên bị cáo đã toát mồ hôi hột khi phải đối mặt với một công tố viên đầy lời lẽ sắc bén và thuyết phục, đã nâng mức phạt mà bị cáo phải chịu lên đến phạt tù hai năm. Lão béo lồng lộn lên và đòi đánh người công tố viên đó, nhưng đã bị lực lượng an ninh cản lại và cảnh cáo sẽ tạm giam luôn lão ta nếu còn hung hăng.
Giây phút cân não nhất chính là giây phút mà chủ tọa tuyên bố nghỉ giải lao để thương nghị mức phạt cuối cùng. Theo lời mẹ tôi kể, hôm ấy ba tôi không có mặt tại phiên tòa, nhưng một người làm ở Viện kiểm sát có mặt trong buổi xử án hôm đó lại là người từng đến nhà tôi mấy hôm trước, và là người quyết định mức phạt sau cùng.
- Hai bị cáo tuy dưới tuổi nhưng đã trên tuổi, đủ tuổi phải chịu trách nhiệm khi lái xe lúc chưa ở độ tuổi quy định, không có giấy phép lái xe, dẫn đến gây thiệt hại về nhân mạng. Sau đó lại cố tình bỏ trốn không ở lại cấp cứu người bị tai nạn, xét thấy những hành vi trên có tính chất nghiêm trọng, gây bất bình cho xã hội. Nay tòa tuyên án, không phải là cải tạo nửa năm tại trại giáo dưỡng như luật sư bên bị can đề nghị, mà hai bị cáo phải chịu mức phạt là bốn năm tù giam, và gia đình có trách nhiệm bồi thường cho gia đình người bị hại tất cả số tiền mà tòa nêu ra sau đây……..!
Tôi nghe thằng Rế kể lại rằng người vợ của lão béo đã ngất xỉu ngay sau khi tòa tuyên án, và hai thằng con mất dạy kia thì gào khóc lên thảm thiết, nước mắt ràn rụa luôn mồm nói rằng con đã hối hận lắm rồi, xin tòa tha cho chúng con. Nhưng ai sẽ mủi lòng thương đây, khi tụi nó trước đó còn cậy cha mà huênh hoang tự đắc, gương mặt côn đồ nhuộm tóc xỏ khuyên, ai sẽ thương chúng nó?
Lão béo không nói được câu nào, trố mắt nhìn hai thằng con đang khóc vật vạ giữa vành móng ngựa, rồi lão quỳ sụp xuống nền nhà trong câm lặng, trong ánh mắt khinh bỉ của tất cả những người có mặt tại phiên tòa.
Người công tố viên đi đến trước mặt lão béo, và nói một câu mà tất cả đều nghe thấy:
- Trong hệ thống hành pháp của Việt Nam thì có một nơi mà tiền bạc không thể nào vươn tới được, ông biết đó là đâu không?
- ………! – Lão béo ngước mặt lên, đôi mắt đỏ long sòng sọc.
Người công tố viên chỉ tay vào ngực trái của mình:
- Đó là những người như tôi đây!
Phiên tòa hôm ấy đã kết thúc như vậy đấy, một bản án thích đáng đã được tuyên ra trong không khí công chính, liêm minh của một nơi gọi là Tòa án nhân dân tối cao, nơi đại diện cho pháp luật đất nước Việt Nam.
…………………
Tôi đặt một bó hoa lên trên mộ phần của Sơn đen, mỉm cười báo lại với nó rằng hai kẻ thủ ác đã phải đền tội:
- Mày… thanh thản ra đi được rồi, vĩnh biệt nhé!
- Tạm biệt! - Tiểu Mai cũng khẽ nói.
Rồi hai đứa tôi quay đi, cảm giác như sau lưng mình có tiếng rì rào của sóng biển đang reo vui, như chính thằng Sơn đang vẫy tay chào tôi vậy.
Ừ…. tạm biệt… năm sau, tao lại đến viếng mày!
………………..
Tôi ngồi trên thảm cỏ trải dài của biển Đồi Dương, đưa ánh nhìn xa xăm, mỉm cười thanh thản:
- Hì, nói đi cũng phải nói lại, nhờ thằng Sơn mà anh mới gặp được em đấy, biết không?
Tiểu Mai tựa vào vai tôi, nàng khẽ nói:
- Em biết chứ!
- Nó… tốt lắm đấy!
- Em biết…!
- Anh với nó…. Nó như anh trai của anh vậy, lúc nào cũng nhường anh cả… nó đá banh không thua gì anh đâu…!
- ………….!
- Nó… biết tính anh thích phô diễn cá nhân, nên nó… nó nói là… một đội bóng, thì không cần có hai ngôi sao…!
- ……….!
Sóng biển vỗ rì rào từng đợt lên cát, tràn lên rồi lại rút xuống, nhẹ nhàng… êm dịu…. Và tôi vẫn tiếp tục dòng hồi tưởng của mình.
- Nó… từ đó nó đá hậu vệ… anh thì trung phong… thiệt tình… chưa từng thấy thằng nào… tốt như nó….!
- ……………!
- Anh……!
Đến khi tôi không thể nào nói được nữa, Tiểu Mai đã nhẹ ôm tôi vào lòng và vỗ về:
- Xem anh kìa, đau khổ đến mức bật khóc rồi..!
- Hức…….!
Tôi không phải là một thằng con trai mít ướt, rất hiếm khi chảy nước mắt, bởi tính tôi sĩ diện và trọng danh dự rất cao. Nhưng chiều hôm đó, lần đầu tiên tôi biết mình có thể khóc được, và chỉ duy nhất có thể khóc trước mặt một ai đó mà thôi!
Khi cực thịnh, trải qua một khoảng hư không, nỗi đau trong tôi cuối cùng cũng đã có thể khởi suy!
Hương hoa bạch mai nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau của tôi, như chính Tiểu Mai vậy, thuần khiết và yên bình…
Sóng biển lại vỗ nhẹ nhàng, hiền từ vào bờ cát, rì rào từng đợt, và gió thổi miên man trên tóc hai đứa, đưa hương hoa bạch mai nhẹ lẫn vào rừng dương.
Tôi nắm tay Tiểu Mai, nhìn thẳng vào mắt nàng, mỉm cười nói:
- Em nè… anh không biết một lời hứa với em có ý nghĩa như thế nào….!
- Nặng tựa tính mạng! - Tiểu Mai cắt lời tôi.
Cười hạnh phúc, tôi tiếp lời chân thành tự trong tim tôi:
- Anh chưa từng khát khao một điều gì thật mãnh liệt, vì anh không thể chịu nổi cảm giác khi điều đó mất đi!
- Dạ…? – Tiểu Mai nhẹ hỏi.
- Nhưng… sau này dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, em cũng đừng rời xa anh…. Nhé?
- Ừa…..!
- Hứa với anh, nhé?
- Hi, em hứa!
- Anh yêu em nhiều lắm đấy…!
- Biết mà, ngốc ạ….!
Đó, là một lời hứa giữa chúng tôi và được mẹ đại dương làm chứng, một lời hứa giữa biển khơi mênh mông, xanh trong và vô tận.
Và đó cũng chính là lời hứa đã khiến cho câu chuyện này tiếp diễn thêm đến tận bốn năm sau nữa, dù muốn dù không!